Trả lời câu 3 trang 65 – Bài 15 – SGK môn Địa lý lớp 12

Nêu các vùng hay xảy ra ngập lụt, lũ quét, hạn hán ở nước ta. Cần làm gì để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này? Ở nước ta động đất hay xảy ra ở những vùng nào?

Lời giải:
- Các vùng thường xảy ra ngập lụt, lũ quét, hạn hán:
 
   + Ngập lụt: Đồng bằng sông Hồng là vùng ảnh hưởng nghiêm trọng nhất; đồng bằng sông Cửu Long; các vùng trũng Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung Bộ.
 
   + Lũ quét: vùng núi phía Bắc và suốt dải miền Trung.
 
   + Hạn hán:
 
      • Tại các thung lũng khuất gió như Yên Châu, Sông Mã (Sơn La), Lục Ngạn (Bắc Giang) mùa khô kéo dài 3-4 tháng.
 
      • Ở đổng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, thời kì khô hạn kéo dài đến 4 - 5 tháng.     
 
      • Ở vùng ven biển cực Nam Trung Bộ, thời kì khô hạn dài 6 - 7 tháng.

- Để giảm nhẹ tác hại của các loại thiên tai này cần:
 
   + Quy hoạch dân cư tránh các vùng lũ quét nguy hiểm.
 
   + Xây dựng công trình thoát lũ và ngăn thủy triều.
 
   + Quản lí sử dụng đất đai hợp lí, áp dụng các biện pháp canh tác trên đất dốc hợp lí.
 
   + Xây dựng các công trình thủy lợi hợp lí, các hồ chứa nước để dự trữ nước.   

   + Tích cực trồng rừng và bảo vệ rừng.

* Ở nước ta, Động đất xảy ra mạnh nhất ở vùng Tây Bắc, sau đó đến vùng Đông Bắc và vùng ven biển Nam Trung Bộ.
 
→ Đây vẫn là một thiên tai bất thường, khó phòng tránh.
 
Ghi nhớ:

- Ô nhiễm môi trường gây nên sự mất cân bằng sinh thái môi trường, biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai bão lụt, hạn hán và sự biến đổi bất thường về thời tiết, khí hậu.
 
- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường và tình trạng ô nhiễm môi trường là 2 vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường vì nó ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt cũng như cuộc sống của con người ở nước ta.