Soạn bài Xin lập khoa luật Nguyễn Trường Tộ
1. Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm những lĩnh vực nào? Ông đã giới thiệu việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây ra sao?
2.
Tác giả chủ trương vua, quan và dân phải có thái độ như thế nào trước pháp luật? Vì sao ông lại chủ trương như vậy?
3. Theo Nguyễn Trường Tộ, nho học truyền thống có tôn trọng luật pháp không?
4. Tác giả quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật?
5. Việc nhắc đến Khổng Tử và khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích?
Lời giải:
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Nguyễn Trường Tộ (1830 – 1871), người Nghệ An. Ông thông cả Hán học và Tây học nên có tri thức rộng rãi, tầm nhìn xa trông rộng hơn nhiều trí thức nho học đương thời.
2. Tác phẩm
- Xin lập khoa luật trích từ bản điều trần số 27: Tế cấp bát điều, bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hội nhằm mục đích thuyết phục triều đình cho mở khoa luật.
II. Hướng dẫn học thêm
Câu 1: Theo Nguyễn Trường Tộ, luật bao gồm những lĩnh vực nào? Ông đã giới thiệu việc thực hành luật pháp ở các nước phương Tây ra sao?
Trả lời:
- Theo Nguyễn Trường Tộ, nội dung của luật bao gồm: kỉ cương, uy quyền, chính lệnh (chính sách và luật pháp) của quốc gia.
- Tác giả đề cao luật, đề cao những người hiểu biết luật và có khả năng dùng luật để điều khiển công việc quốc gia.
Câu 2: Tác giả chủ trương vua, quan và dân phải có thái độ như thế nào trước pháp luật? Vì sao ông lại chủ trương như vậy?
Trả lời:
- Tác giả khẳng định: “Bất luận quan hay dân mọi người đều phải học luật nước”. Từ quan cho đến thứ dân đều phải hiểu và làm theo luật.
- Vì ông cho rằng tuân thủ luật pháp sẽ giúp đất nước tồn tại.
Câu 3: Theo Nguyễn Trường Tộ, nho học truyền thống có tôn trọng luật pháp không?
Trả lời:
- Theo tác giả, Nho học không có truyền thống tôn trọng luật pháp. Bởi sách Nho chỉ nói suông, không làm cũng không ai phạt hay thưởng. Hơn nữa từ xưa đến nay các vua chúa đều học pháp luật để bảo vệ đất nước.
Câu 4: Tác giả quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật?
Trả lời:
- Theo tác giả: Quan hệ giữa đạo đức và luật pháp là ở chỗ thống nhất giữa đúng luật và đạo đức. Công bằng, luật pháp là đạo đức. Đạo đức lớn nhất là chí công vô tư. Trái luật cũng đồng nghĩa với trái đạo đức.
Câu 5: Việc nhắc đến Khổng Tử và khái niệm đạo đức, văn chương có tác dụng gì đối với nghệ thuật biện luận trong đoạn trích?
Trả lời:
- Việc nhắc đến Khổng Tử và khái niệm đạo đức, văn chương là để tăng thêm sức thuyết phục cho bài viết. Cách lập luận của tác giả chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, có sức thuyết phục cao.
+ Mở rộng xem đầy đủ