Soạn bài Viết bài làm văn số 2 Nghị luận văn học
Gợi ý một số đề bài
1. Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh ( trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác)
2. Qua các bài thơ Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, anh (chị) hiểu những gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa.
3. Về nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát (hoặc Bài ca ngất ngưởng).
Lời giải:
Đề 1 trang 53 SGK Ngữ Văn 11 tập 1: Cảm nghĩ của anh (chị) về giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác)
Dàn ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích
- Dẫn dắt nêu ra luận điểm: giá trị hiện thực trong tác phẩm
b. Thân bài:
- Lđ 1: Bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:
+ Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần tôn nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa.
+ Cùng với sự xa hoa là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách.
- Lđ 2: Tư tưởng nhân đạo của tác giả: Từ bức tranh hiện thực, ta nhận thấy thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả, đồng thời dự cảm được sự duy tàn của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII đang tới gần.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề
- Liên hệ bản thân.
Dàn ý
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích
- Dẫn dắt nêu ra luận điểm: giá trị hiện thực trong tác phẩm
b. Thân bài:
- Lđ 1: Bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:
+ Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần tôn nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa.
+ Cùng với sự xa hoa là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách.
- Lđ 2: Tư tưởng nhân đạo của tác giả: Từ bức tranh hiện thực, ta nhận thấy thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả, đồng thời dự cảm được sự duy tàn của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII đang tới gần.
c. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề
- Liên hệ bản thân.
Bài làm
Lê Hữu Trác hay còn gọi là Hải Thượng Lãn Ông, xuất thân trong một gia đình quí tộc, giỏi binh thư, võ nghệ. Ông từng làm quan dưới thời nhà Trịnh nhưng do nhận ra sự phức tạp của triều đình và xã hội, ông cáo quan về quê nuôi mẹ già. Cuộc đời ông sáng tác không nhiều những đã để lại những tác phẩm có giá trị và giàu ý nghĩa, một trong số đó là tác phẩm Thượng kinh kí sự. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của tác phẩm tuy ngắn nhưng đã làm nổi bật giá trị hiện thực sâu sắc.
Thượng kinh kí sự là tập kí sự bằng chữ hán. Tác phẩm miêu tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa và quyền uy thế lực của nhà chúa qua những điều mắt thấy tai nghe, nhân dịp Lê Hữu Trác được chúa Trịnh Sâm triệu về kinh đô chữa bệnh cho chúa và thế tử Trịnh Cán. Tác phẩm còn thể hiện thái độ kinh thường danh lợi của tác giả. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh nói về việc Lê Hữu Trác đến kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán. Qua bức tranh hiện thực sinh động được thể hiện trong đoạn trích tư tưởng nhân đạo của tác giả cũng được bộc lộ sâu sắc.
Bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa trước hết thể hiện ở quang cảnh nơi phủ chúa ở. Quang cảnh ấy hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần tôn nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa. Hiện thực phủ chúa được tác giả miêu tả theo quang cảnh của phủ chúa từ ngoài vào trong, không những thế còn là những cách thức trong cung nữa. Mọi thứ nơi đây hiện lên thật sự rất cụ thể. Bước chân vào phủ chúa tác giả không hết khen ngợi bởi sự xa hoa sang trọng nơi đây. Muốn vào phủ phải qua nhiều lần cửa, với "những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp". Ở cửa có vệ sĩ canh gác, "ai muốn ra vào phải có thẻ", trong khuôn viên phủ chúa có điếm "Hậu mã quân túc trực" để chúa sai phái đi truyền bá mệnh lệnh ra bên ngoài. Vườn hoa trong phủ chúa "cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương". Những cây cối ấy toàn những của quý, cây quý cả. Không chỉ có những loại cây quý hiếm để làm cảnh đẹp nơi đây thêm phần sang trọng mà phủ chúa còn có những loài chim cũng quý nữa. Qua đây ta thấy cuộc sống nơi đầy giàu sang phú quý. Có thể nói mới đặt chân vào phủ chúa mà tác giả đã vẽ lên những hiện thực nơi phủ chúa sang trọng với những loại cây, loài chim quý hiếm. Đó hẳn là người giàu sang lắm mới có thể trồng những danh hoa kia trong nhà.Chưa dừng lại ở đó, càng đi sâu vào trong phủ thì Lê hữu Trác càng vẽ lên khung cảnh chúa với sự xa hoa mỹ lệ. Bên trong bày những đồ sang trọng, tiện nghi: kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng rồi những đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là "mâm vàng, chén bạc". Trong nội cung thế tử cũng vậy: Phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, màn che ngang sân, "xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt". Tác giả thấy nhưng không ham muốn danh lợi, đặc biệt ông cũng thể hiện thái độ không thích sống một cuộc sống tiện nghi quá như thế. Có thể nói màu vàng thể hiện sự giàu sang phú quý và chính vì thế mà trong phủ chúa những vật từ nhỏ cho đến lớn đều được sơn son thiếp vàng. Cuộc sống vua chúa nơi đây quả thật chẳng khác nào thiên đường mà nhiều người muốn. Cuộc sống hiện lên thật sự đầy đủ và giàu sang. Có thể thấy, nhờ tài năng quan sát tỉ mỉ tác giả đã bày ra một phủ chúa đầy quyền uy trước mắt người đọc. Đó cũng là cách tác giả ngầm giới thiệu với bạn đọc một phủ chúa kiêu sa, nếp sống xa xỉ của cha con Trịnh Sâm.
Không những thế cung cách trong cung cũng phần nào thể hiện được giá trị hiện thực của tác phẩm này. Để vào được trong cung thì phải qua nhiều lần bẩm báo trong phủ thì mới được vào. Tác giả vào phủ theo lệnh của chúa thì có "tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường". Trong phủ chúa, "người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi". Những lời nhắc đến chúa và thái tử đều phải hết sức cung kính, lễ độ ("Thánh thượng đang ngự ở đấy", "chưa thể yết kiến", "hầu mạch Đông cung thế tử", "hầu trà" (cho thế tử uống thuốc), "phòng trà" (nơi thế tử uống thuốc),...). Đã vậy, người ngoài không được phép thấy mặt chúa. Những mệnh lệnh của chúa đều được phán bảo qua quan Chánh đường hoặc người truyền mệnh. Thầy thuốc xem bệnh xong phải viết tờ khải để quan Chánh đường dâng lên chúa. Nội cung trang nghiêm đến nỗi vị thầy thuốc cũng phải "nín thở" khi đứng chờ ở xa và "khúm núm" khi đến trước sập để xem mạch cho thế tử. Bên cạnh đó, thế tử ốm và lúc nào cũng có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch. Thế tử tuy nhỏ tuổi nhưng khi vào thăm bệnh, người thầy thuốc đểu phải cúi lạy cung kính, lễ phép. Căn phòng ấy cũng khá lộng lẫy, thái tử thì ở sau những bức chướng gấm quý giá như để che chở lấy tấm thân gọi là ngọc ngà kia. Có thể nói cuộc sống ấy đúng là cách sống của những bậc vua chúa. Tuy nhiên sống như thế thì lấy tiền ở đâu ra?
Qua đây ta thấy rõ ràng cuộc sống ăn chơi xa hoa nơi phủ chúa. Trả lời cho câu hỏi vậy những cây cối um tùm danh hoa đua thắm kia là ở đâu ra?, tiền đâu mà có thể có cuộc sống ăn chơi như thế?. Có thể khẳng định tiền chính là những cống nộp của nhân dân. Trong tình hình đất nước chia làm hai như thế những chúa Trịnh không lo cuộc sống cho dân, trị được nước và đi vào lòng dân chúng mà ở đây chúa lại có cuộc sống chỉ biết ăn chơi hưởng lạc. Qua đây ta thấy được hiện thực đất nước ta trong những năm ấy, trong khi nhân dân sống một cách khổ cực thì chúa lại có một cuộc sống không ai sánh bằng.
Từ bức tranh hiện thực, ta nhận thấy thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả, đồng thời dự cảm được sự suy tàn của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII đang tới gần. Lê Hữu Trác tỏ rõ sự dưng dưng, không đồng tình với cuộc sống ăn chơi trong đầy đủ tiện nghi, hưởng lạc xa xỉ, cuộc sống ăn chơi, nhưng lại chẳng có tự do sinh khí.
Nói tóm lại, qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác chúng ta thấy đoạn trích đã thể hiện đầy đủ giá trị hiện thực của xã hội Việt Nam khi triều đình phong kiến thời Trịnh sắp suy tàn. Vua chúa ăn chơi, xa đọa hưởng lạc thú mà quên đi nhiệm vụ trị an đất nước, nhân dân rơi vào cùng cực khổ đau. Qua đó tác giả ngầm nên án, phê phán lối sống đó của vua chúa và cảm thương cho thân phận cũng như người dân.
Lê Hữu Trác hay còn gọi là Hải Thượng Lãn Ông, xuất thân trong một gia đình quí tộc, giỏi binh thư, võ nghệ. Ông từng làm quan dưới thời nhà Trịnh nhưng do nhận ra sự phức tạp của triều đình và xã hội, ông cáo quan về quê nuôi mẹ già. Cuộc đời ông sáng tác không nhiều những đã để lại những tác phẩm có giá trị và giàu ý nghĩa, một trong số đó là tác phẩm Thượng kinh kí sự. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của tác phẩm tuy ngắn nhưng đã làm nổi bật giá trị hiện thực sâu sắc.
Thượng kinh kí sự là tập kí sự bằng chữ hán. Tác phẩm miêu tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa và quyền uy thế lực của nhà chúa qua những điều mắt thấy tai nghe, nhân dịp Lê Hữu Trác được chúa Trịnh Sâm triệu về kinh đô chữa bệnh cho chúa và thế tử Trịnh Cán. Tác phẩm còn thể hiện thái độ kinh thường danh lợi của tác giả. Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh nói về việc Lê Hữu Trác đến kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán. Qua bức tranh hiện thực sinh động được thể hiện trong đoạn trích tư tưởng nhân đạo của tác giả cũng được bộc lộ sâu sắc.
Bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa trước hết thể hiện ở quang cảnh nơi phủ chúa ở. Quang cảnh ấy hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần tôn nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa. Hiện thực phủ chúa được tác giả miêu tả theo quang cảnh của phủ chúa từ ngoài vào trong, không những thế còn là những cách thức trong cung nữa. Mọi thứ nơi đây hiện lên thật sự rất cụ thể. Bước chân vào phủ chúa tác giả không hết khen ngợi bởi sự xa hoa sang trọng nơi đây. Muốn vào phủ phải qua nhiều lần cửa, với "những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp". Ở cửa có vệ sĩ canh gác, "ai muốn ra vào phải có thẻ", trong khuôn viên phủ chúa có điếm "Hậu mã quân túc trực" để chúa sai phái đi truyền bá mệnh lệnh ra bên ngoài. Vườn hoa trong phủ chúa "cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương". Những cây cối ấy toàn những của quý, cây quý cả. Không chỉ có những loại cây quý hiếm để làm cảnh đẹp nơi đây thêm phần sang trọng mà phủ chúa còn có những loài chim cũng quý nữa. Qua đây ta thấy cuộc sống nơi đầy giàu sang phú quý. Có thể nói mới đặt chân vào phủ chúa mà tác giả đã vẽ lên những hiện thực nơi phủ chúa sang trọng với những loại cây, loài chim quý hiếm. Đó hẳn là người giàu sang lắm mới có thể trồng những danh hoa kia trong nhà.Chưa dừng lại ở đó, càng đi sâu vào trong phủ thì Lê hữu Trác càng vẽ lên khung cảnh chúa với sự xa hoa mỹ lệ. Bên trong bày những đồ sang trọng, tiện nghi: kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng rồi những đồ dùng tiếp khách ăn uống toàn là "mâm vàng, chén bạc". Trong nội cung thế tử cũng vậy: Phòng thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, trên ghế bày nệm gấm, màn che ngang sân, "xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt". Tác giả thấy nhưng không ham muốn danh lợi, đặc biệt ông cũng thể hiện thái độ không thích sống một cuộc sống tiện nghi quá như thế. Có thể nói màu vàng thể hiện sự giàu sang phú quý và chính vì thế mà trong phủ chúa những vật từ nhỏ cho đến lớn đều được sơn son thiếp vàng. Cuộc sống vua chúa nơi đây quả thật chẳng khác nào thiên đường mà nhiều người muốn. Cuộc sống hiện lên thật sự đầy đủ và giàu sang. Có thể thấy, nhờ tài năng quan sát tỉ mỉ tác giả đã bày ra một phủ chúa đầy quyền uy trước mắt người đọc. Đó cũng là cách tác giả ngầm giới thiệu với bạn đọc một phủ chúa kiêu sa, nếp sống xa xỉ của cha con Trịnh Sâm.
Không những thế cung cách trong cung cũng phần nào thể hiện được giá trị hiện thực của tác phẩm này. Để vào được trong cung thì phải qua nhiều lần bẩm báo trong phủ thì mới được vào. Tác giả vào phủ theo lệnh của chúa thì có "tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường". Trong phủ chúa, "người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi". Những lời nhắc đến chúa và thái tử đều phải hết sức cung kính, lễ độ ("Thánh thượng đang ngự ở đấy", "chưa thể yết kiến", "hầu mạch Đông cung thế tử", "hầu trà" (cho thế tử uống thuốc), "phòng trà" (nơi thế tử uống thuốc),...). Đã vậy, người ngoài không được phép thấy mặt chúa. Những mệnh lệnh của chúa đều được phán bảo qua quan Chánh đường hoặc người truyền mệnh. Thầy thuốc xem bệnh xong phải viết tờ khải để quan Chánh đường dâng lên chúa. Nội cung trang nghiêm đến nỗi vị thầy thuốc cũng phải "nín thở" khi đứng chờ ở xa và "khúm núm" khi đến trước sập để xem mạch cho thế tử. Bên cạnh đó, thế tử ốm và lúc nào cũng có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch. Thế tử tuy nhỏ tuổi nhưng khi vào thăm bệnh, người thầy thuốc đểu phải cúi lạy cung kính, lễ phép. Căn phòng ấy cũng khá lộng lẫy, thái tử thì ở sau những bức chướng gấm quý giá như để che chở lấy tấm thân gọi là ngọc ngà kia. Có thể nói cuộc sống ấy đúng là cách sống của những bậc vua chúa. Tuy nhiên sống như thế thì lấy tiền ở đâu ra?
Qua đây ta thấy rõ ràng cuộc sống ăn chơi xa hoa nơi phủ chúa. Trả lời cho câu hỏi vậy những cây cối um tùm danh hoa đua thắm kia là ở đâu ra?, tiền đâu mà có thể có cuộc sống ăn chơi như thế?. Có thể khẳng định tiền chính là những cống nộp của nhân dân. Trong tình hình đất nước chia làm hai như thế những chúa Trịnh không lo cuộc sống cho dân, trị được nước và đi vào lòng dân chúng mà ở đây chúa lại có cuộc sống chỉ biết ăn chơi hưởng lạc. Qua đây ta thấy được hiện thực đất nước ta trong những năm ấy, trong khi nhân dân sống một cách khổ cực thì chúa lại có một cuộc sống không ai sánh bằng.
Từ bức tranh hiện thực, ta nhận thấy thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả, đồng thời dự cảm được sự suy tàn của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII đang tới gần. Lê Hữu Trác tỏ rõ sự dưng dưng, không đồng tình với cuộc sống ăn chơi trong đầy đủ tiện nghi, hưởng lạc xa xỉ, cuộc sống ăn chơi, nhưng lại chẳng có tự do sinh khí.
Nói tóm lại, qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác chúng ta thấy đoạn trích đã thể hiện đầy đủ giá trị hiện thực của xã hội Việt Nam khi triều đình phong kiến thời Trịnh sắp suy tàn. Vua chúa ăn chơi, xa đọa hưởng lạc thú mà quên đi nhiệm vụ trị an đất nước, nhân dân rơi vào cùng cực khổ đau. Qua đó tác giả ngầm nên án, phê phán lối sống đó của vua chúa và cảm thương cho thân phận cũng như người dân.
Đề 2 trang 53 SGK Ngữ Văn 11 tập 1: Qua các bài thơ Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và bài Thương vợ của Trần Tế Xương, anh (chị) hiểu những gì về người phụ nữ Việt Nam thời xưa.
Dàn ý chi tiết
a. Mở bài:
- Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung.
- Dẫn dắt đưa ra hai tác giả và vấn đề: Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương; vấn đề người phụ nữ.
b. Thân bài
* Lđ 1: Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Trần Tế Xương.
* Lđ 2: Điểm chung: Qua ba bài thơ, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa được thể hiện nổi bật những phẩm chất sau:
- Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả:
+ Ở bài Bánh trôi nước là thân phận trôi nổi lênh đênh của người phụ nữ. Họ không có quyền lựa chọn quyết định tình duyên, thậm chí là cuộc sống của mình. Đó là hình ảnh người phụ nữ mang dáng dấp của những người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhục trong ca dao xưa.
+ Ở bài Thương vợ là hình ảnh người phụ nữ chịu thương chịu khó, lặn lội sớm khuya, vất vả quanh năm vì những gánh nặng cơm áo gạo tiền của gia đình.
+ Ở bài Tự tình là nỗi buồn về thân phận, về chuyện tình duyên, về hạnh phúc gia đình – những điều rất quan trọng và vô cùng có ý nghĩa đối với những người phụ nữ.
=> Phải chịu nhiều nỗi khổ đau: Khổ đau vì vất vả, cực nhọc nhưng lại không được làm chủ số phận của mình. Khổ đau vì cô quạnh, thiếu vắng hạnh phúc lứa đôi ; vì không người yêu thương, thông cảm,...
- Người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp và khao khát yêu thương:
+ Trong hai bài thơ của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ còn hiện lên nổi bật với niềm khao khát yêu thương và khao khát được yêu thương mạnh mẽ.
+ Ở bài Thương vợ, hình ảnh bà Tú nổi bật với vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam nhân hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh, yêu chồng thương con hết mực.
* Lđ 3: Nét riêng: Mỗi nhà thơ có cảm hứng, tư tưởng, cá tính sáng tạo...khác nhau nên hình ảnh người phụ nữ trong hai bài thơ cũng có cá tính khác nhau
- Bánh trôi nước: người phụ nữ hay cũng chính là thân phận, nỗi lòng tác giả. Họ cam chịu nhưng hết sức mạnh mẽ, sức mạnh nằm ở tấm lòng thủy chung son sắt.
- Thương vợ: Người phụ nữ được nhìn nhận, đánh giá qua con mắt của nhà nho thức thời. Họ chịu thương chịu khó, đảm đang, vất vả.
3. Kết bài:
- Tổng kết và đánh giá vấn đề nghị luận. Nêu cảm nghĩ của bản thân.
Dàn ý chi tiết
a. Mở bài:
- Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung.
- Dẫn dắt đưa ra hai tác giả và vấn đề: Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương; vấn đề người phụ nữ.
b. Thân bài
* Lđ 1: Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Trần Tế Xương.
* Lđ 2: Điểm chung: Qua ba bài thơ, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa được thể hiện nổi bật những phẩm chất sau:
- Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả:
+ Ở bài Bánh trôi nước là thân phận trôi nổi lênh đênh của người phụ nữ. Họ không có quyền lựa chọn quyết định tình duyên, thậm chí là cuộc sống của mình. Đó là hình ảnh người phụ nữ mang dáng dấp của những người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhục trong ca dao xưa.
+ Ở bài Thương vợ là hình ảnh người phụ nữ chịu thương chịu khó, lặn lội sớm khuya, vất vả quanh năm vì những gánh nặng cơm áo gạo tiền của gia đình.
+ Ở bài Tự tình là nỗi buồn về thân phận, về chuyện tình duyên, về hạnh phúc gia đình – những điều rất quan trọng và vô cùng có ý nghĩa đối với những người phụ nữ.
=> Phải chịu nhiều nỗi khổ đau: Khổ đau vì vất vả, cực nhọc nhưng lại không được làm chủ số phận của mình. Khổ đau vì cô quạnh, thiếu vắng hạnh phúc lứa đôi ; vì không người yêu thương, thông cảm,...
- Người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp và khao khát yêu thương:
+ Trong hai bài thơ của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ còn hiện lên nổi bật với niềm khao khát yêu thương và khao khát được yêu thương mạnh mẽ.
+ Ở bài Thương vợ, hình ảnh bà Tú nổi bật với vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam nhân hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh, yêu chồng thương con hết mực.
* Lđ 3: Nét riêng: Mỗi nhà thơ có cảm hứng, tư tưởng, cá tính sáng tạo...khác nhau nên hình ảnh người phụ nữ trong hai bài thơ cũng có cá tính khác nhau
- Bánh trôi nước: người phụ nữ hay cũng chính là thân phận, nỗi lòng tác giả. Họ cam chịu nhưng hết sức mạnh mẽ, sức mạnh nằm ở tấm lòng thủy chung son sắt.
- Thương vợ: Người phụ nữ được nhìn nhận, đánh giá qua con mắt của nhà nho thức thời. Họ chịu thương chịu khó, đảm đang, vất vả.
3. Kết bài:
- Tổng kết và đánh giá vấn đề nghị luận. Nêu cảm nghĩ của bản thân.
Bài làm
Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Du thốt lên:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa luôn chịu nhiều thiệt thòi, bất công. Tuy niên những vẻ đẹp trong tâm hồn họ vẫn như hoa quỳnh giữa đêm khuya, tự tỏa hương thơm đẻ đời phải khao khát. Qua một số bài thơ như “Bánh trôi nước”, “Tự tình” (Hồ Xuân Hương), “Thương vợ” (Trần Tế Xương) chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp cũng như nỗi bất hạnh của những “hạt mưa sa”, những :dải lụa đào”…này.
Người phụ nữ xưa luôn luôn bị phân biệt đói xử bất công. Có lẽ chính bởi vậy mà có rất nhiều các áng văn thơ và cả trong văn học dân gian đều có những câu thơ than thân trách phận của người phụ nữ. Xã hội phong kiến với nhiều thành kiến về người phụ nữ cùng những hủ tục lạc hậu đã đè nén, bóp nghẹt quyền sống của họ Mấy ai không khỏi bồi hồi khi những người phụ nữ cất lên lời chua xót:
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”
hay
“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân”
Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Người phụ nữ trong xã hội xưa là nội dung quan trọng trong sáng tác của bà. Thơ bà là tiếng nói của người phụ nữ biết đòi quyền sống tự do và thể hiện khát khao hạnh phúc. Bên cạnh đó, Trần Tế Xương là một nhà nho thức thời, ông cũng có một số bài thơ nói về những vất vả gian truân mà người phụ nữ phải gánh chịu trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tú Xương viết “Thương vợ” - viết về vợ ngay khi vợ còn sống là một trường hợp hiếm có trong văn học trung đại. Một bên là phụ nữ viết về phụ nữ; một bên là nam giới nhìn về phụ nữ. Song, ở chùm thơ “Bánh trôi nước”, “Tự tình” (Hồ Xuân Hương), “Thương vợ” (Tú Xương) điều ta dễ nhận thấy là cả hai nhà thơ đều phát hiện ra những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ.
Trước hết, người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và Tú Xương đều là những người phụ nữ đẹp, đẹp cả về thể chất lẫn tâm hồn. Tuy nhiên, số phận của họ lại chịu nhiều thiệt thòi, vất vả, bất công. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước quen thuộc trong dân gian, Hổ Xuân Hương gửi gắm những suy ngẫm sâu sắc của mình về thân phận nhỏ bé và phụ thuộc của người phụ nữ:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Hồ Xuân Hương mở đầu bằng nét đẹp ngoại hình của người phụ nữ: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn”. Cách nói “thân em” tác giả sử dụng đã rất quen thuộc trong ca dao. Nó gợi đến những vẻ đẹp đẽ, trong sáng, mỏng manh của nữ giới. Trong “Bánh trôi nước”, “thân em” được gắn với hình ảnh viên bánh trôi “vừa trắng”, “vừa tròn”. Được ví như viên bánh trôi hoàn hảo như vậy, người phụ nữ được ngợi ca, khẳng định về vẻ đẹp ngoại hình. Tuy nhiên, viên bánh trôi nước ấy cũng phải “bảy nổi ba chìm” cũng như người phụ nữ bị đối xử bất công, chịu nhiều đau khổ bởi định kiến của xã hội trọng nam khinh nữ. Hết “bảy nổi ba chìm” phiêu dạt, đến số phận cuộc đời mình cũng không thể tự chủ “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”.Tuy nhiên người phụ nữ vẫn một mực giữ “tấm lòng son”. Đó là phẩm chất thủy chung đáng quý của người phụ nữ.
Trong “Tự tình”, Hồ Xuân Hương đã táo bạo đặt tên, gọi tên vẻ đẹp người phụ nữ bằng ba chữ: “cái hồng nhan”. Gọi như vậy đã mặc nhiên thừa nhận cái đẹp ở phái yếu. Chẳng những vậy, nữ sĩ còn đạt cái đẹp ấy đối sánh cùng non nước: “Trơ cái hồng nhan với nước non”. Nhịp thơ 1/3/3 đã nhấn mạnh từ “trơ” - tức là phơi ra, lộ ra. Phơi ra, lộ ra điều gì? Xuân Hương dùng từ rất đắt “trơ” - “trơ cái hồng nhan với nước non”. Đằng sau từ ấy là bao nhiêu ngơ ngác, buồn tủi. Những tưởng chỉ bậc chính nhân quân tử mới mượn rượu giải sầu. Nhưng không, ở người phụ nữ cũng có những nỗi buồn không thể san lấp:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.
Người ta uống rượu đang tỉnh thành say, say để quên đi mọi lo toan phiền muộn, ở đây, Xuân Hương càng uống, càng say, càng tỉnh “say lại tỉnh”. “Tỉnh” lại càng thấm thìa hơn nỗi cô độc, buồn phiền. Bực bội, tức tối, nhà thơ cũng chỉ trút vào những hình ảnh thơ mạnh mẽ thế nàỵ:
“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”.
Qua đó bộc lộ tâm trạng bức bách, đang quẫy đạp đòi giải phóng của nhà thơ. Nhưng Xuân Hương vẫn là Xuân Hương, dù có mạnh mẽ thế nào thì bà vẫn là một người phụ nữ. Sau nhưng vần thơ phá phách bà trở lại cái trầm lắng thủa ban đầu:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”.
Bên cạnh vẻ đẹp ngoại hình, phẩm chất của những người phụ nữ cũng hết sức đáng quý. Họ tảo tần, chịu thương chịu khó, kiên trung son sắt. Bằng tình thương vô bờ đổì với vợ, Tú Xương đã không kìm nén lòng thương, sự cảm phục đức tảo tần của bà Tú:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”.
“Mom sông” là phần đất ở bờ nhô ra phía lòng sông, vị trí ấy khá nguy hiểm, có thể sạt lở bất cứ lúc nào. Vậy mà ấy là nơi bà Tú “quanh năm” suốt tháng “buôn bán” đối mặt với vất vả, hiểm nguy. Mượn hình ảnh con cò trong ca dao, Tú Xương viết về vợ thật cảm động:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông”.
“Quãng vắng” thì đơn chiếc, nguy hiểm; “đò đông” thì sớm sủa, lam lũ. Đã vậy, hai từ “lặn lội”, “eo sèo” lại được đảo lên để khắc sâu vất vả một đời làm vợ. Vậy nhưng bà Tú vẫn bươn trải, xoay sở để: “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Sự đảm đang ấy ta bắt gặp ở hầu hết ngưòi phụ nữ Việt Nam. Những tưởng lấy chồng để chung sức “tát bể Đông” ngờ đâu “một duyên hai nợ” để anh chồng chỉ là gánh nợ đời đeo bám cuộc đời bà. “Năm nắng mười mưa” vất vả bà đâu có “dám quản công”. “Lam lũ” đa đoan đến nỗi anh chồng vô tích sự cũng phải động lòng đạp đổ lệ thường xã hội, ý thức giai cấp mà cất tiếng chửi đời giúp bà:
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”.
Với những gì đã có và đã làm, người phụ nữ xứng đáng được hưởng cuộc sống ấm êm, hạnh phúc. Nhưng với người phụ nữ xa, chân lí ấy quá xa vời. Với họ “hồng nhan” là “bạc mệnh”. Xã hội bất công, mục ruỗng đẩy họ vào những hoàn cảnh éo le, họ phải chịu nhiều oan trái, bất hạnh.
Nói tóm lại, ba bài thơ của hai tác giả cùng một đề tài là viết về thân phận nhỏ bé, phụ thuộc rất đáng thương của người phự nữ trong xã hội phong kiến xưa. Qua đó, Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương cảm thông, xót thương cho số phận của những người phụ nữ đồng thời đóng góp tiếng nói nhân đạo vào việc bảo vệ quyền lợi của họ. Quả thực, tư tưởng của hai nhà thơ đã đi trước, đi xa so với thời đại.
+ Mở rộng xem đầy đủ