Soạn bài Truyện Kiều tiếp theo - Trao duyên
1.Việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa gì ?
2. Hãy tìm những từ ngữ cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó có ý nghĩa gì ?
3. Kiều đối thoại với những ai ? Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua các lời thoại trong đoạn trích.
4. Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích.
Câu 1 trang 106 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa gì ?
Trả lời :
Việc Kiều nhắc đến các kỉ niệm của tình yêu có ý nghĩa :
- Khi trao duyên, Kiều nhớ lại kỉ niệm đêm thề nguyền thiêng liêng và những kỉ vật => Kỉ vật, kỉ niệm nào cũng phong kín và in hằn tình nghĩa sâu nặng của Thúy Kiều.
- Kiều sống trong những hồi ức đẹp => càng thấy xót xa, đau đớn khi phải mang những kỉ vật riêng tư ra chia sẻ.
- Những kỉ niệm, kỉ vật in hằn trong tâm hồn Kiều cho thấy trong tâm hồn nàng, những kỉ niệm về tình yêu với chàng Kim có một sức sống mãnh liệt, tình cảm cho nàng dành cho Kim Trọng không bao giờ phai.
Câu 2 trang 106 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Hãy tìm những từ ngữ cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó có ý nghĩa gì ?
Trả lời :
Tình yêu tan vỡ, đớn đau và tuyệt vọng, Kiều nghĩ nghiều đến cái chết. Trong những lời Kiều nói với Thúy Vân, có nhiều từ ngữ phản ánh ý nghĩa này :
" Trông ra ngọn cỏ là đây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về"
Nói đến câu này, Kiều nhớ đến cảnh Đạm Tiên đã từng hiện về qua làn gió “ào ào đổ lộc rung cây” khi Kiều thắp hương và làm thơ bên mộ nàng trong ngày tết thanh minh, các từ như “hồn”, “dạ đài”, “người thác oan”, … đều có ý nghĩa nói về cái chết. Với Kiều, lúc này, cuộc đời trở nên trống trải và vô nghĩa. Không còn tình yêu nữa, nàng chỉ nghĩ đến cái chết và luôn tưởng tượng, nó sẽ là cái chết đầy oan nghiệt. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó trong cùng một đoạn thơ cho thấy sự băn khoăn, day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người. Nó là tiếng nói thương thân xót phận cho người con gái tha thiết yêu thương nhưng số kiếp lại vô cùng nghiệt ngã, đã cướp đi tất cả những ước mơ tốt đẹp của nàng.
Câu 3 trang 106 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Kiều đối thoại với những ai ? Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua các lời thoại trong đoạn trích.
Trả lời :
Về hình thức, ta thấy toàn bộ đoạn trích là lời thoại của Kiều nói với Thúy Vân. Tuy nhiên, có lúc, Kiều chuyển đối tượng, như đang đối thoại với Kim Trọng chứ không còn nói với Thúy Vân nữa, có lúc nàng tự nói với chính mình (những từ ngữ và hình ảnh gợi lại kỉ niệm tình yêu hoặc : "Bây giờ trâm gãy gương tan - Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân !" cũng là tự nói với mình). Việc phân tích ý nghĩa của sự chuyển đổi đối tượng sẽ chỉ ra khả năng tác giả nắm bắt một cách tinh tế quy luật diễn biến tâm trạng của nhân vật. Nếu chỉ đơn thuần nói lại những lời dặn dò Thúy Vân thì cảm xúc của nhân vật không đạt tới cao trào, bi kịch của thân phận và tình yêu không được đẩy tới đỉnh điểm, nhân cách cao đẹp của Kiều cũng không có điều kiện bộc lộ.
Câu 4 trang 106 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 : Nhận xét về mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích.
Trả lời :
- Trong đoạn trích, nhiều lúc ta cứ ngỡ giữa tình crm và lí trí của Kiều đôi lúc có mâu thuẫn với nhau, tuy nhiên nếu phân tích một cách thấu đáo, thì giữa chúng có mối quan hệ gắn chặt với nhau, bởi trái tim của Kiều là trái tim của tình yêu và lòng hi sinh vô bờ.
- Lí trí của nàng là lí lẽ của một tâm hồn nhạy cảm tinh tế, một nhân cách độ lượng, hi sinh bản thân vì người khác. Tuy rơi vào một hoàn cảnh cực kì bi đát của thân phận, nhưng nhân cách của nàng thì vẫn sáng trong như một vầng trăng đêm rằm.