Soạn bài Lai tân Hồ Chí Minh
1. Trong ba câu đầu, bộ máy của Lai Tân được miêu tả như thế nào? Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng có làm đúng chức năng của người đại diện cho pháp luật không?
2. Phân tích sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối ( Chú ý: ba chữ vẫn thái bình có ý nghĩa gì?)
3. Nhận xét về kết cấu, bút pháp của bài thơ.
Lời giải:
Câu 1 trang 45 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Trong ba câu đầu, bộ máy của Lai Tân được miêu tả như thế nào? Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng có làm đúng chức năng của người đại diện cho pháp luật không?
- Bộ máy của Lai Tân được miêu tả:
+ Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc
+ Cảnh trưởng thì tham lam ăn tiền của phạm nhân bị giải.
+ Huyện trưởng chong đèn làm công việc. Có hai cách hiểu: Thứ nhất là huyện trưởng đang hút thuốc phiện; thứ hai có thể hiểu huyện trưởng chăm chỉ làm việc thì cũng ngụ ý mỉa mai bởi lẽ không biết ông làm việc gì mà không biết cấp dưới ăn chơi, ăn chặn.
- Những người đó không làm đúng chức năng của người đại diện cho pháp luật.
Câu 2 trang 45 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Phân tích sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối ( Chú ý: ba chữ vẫn thái bình có ý nghĩa gì?)
- Câu thơ cuối: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình". Bác không trách móc, không kết tội, chỉ nhẹ nhàng châm biếm sâu cay. “Thái bình" là nhãn tự của cả bài thơ. Hoá ra tình trạng quan lại chơi cờ bạc, tham lam, bóc lột của dân, hút thuộc phiện là chuyện bình thường ở Lai Tân
Câu 3 trang 45 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Nhận xét về kết cấu, bút pháp của bài thơ.
- Cấu tứ: Ba câu thơ đầu kể việc, kể từ thẳng thắn đến kín đáo. Câu thơ cuối bật ra sự mỉa mai nhẹ nhàng mà chua chát, vạch trần sự thối nát của cái xã hội Tưởng Giới Thạch lúc bấy giờ.
- Bài thơ sử dụng bút pháp chấm phá của thơ Đường. Lời thơ ngắn gọn, súc tích, không cầu kì, ngôn ngữ đơn giản.
+ Mở rộng xem đầy đủ