Soạn bài Lập dàn ý bài văn thuyết minh

I. DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH

1. Hãy nhắc lại bố cục ba phần của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần.

2. Bố cục ba phần của một bài làm văn có phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh không? Vì sao?

3. So với phần mở bài và phần kết bài của một bài văn tự sự, thì phần mở bài và phần kết bài của một bài văn thuyết minh có những điểm tương đồng và khác biệt nào?

4. Các trình tự sắp xếp ý (cho phần thân bài) kể dưới đây có phù hợp với yêu cầu của một bài văn thuyết minh không? Vì sao?

- Trình tự thời gian (từ trước đến nay...)

- Trình tự không gian (từ gần đến xa, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới...)

- Trình tự nhận thức của con người (từ quen đến lạ, từ dễ thấy đến khó thấy...)

- Trình tự chứng minh - phản bác (hoặc phản bác - chứng minh)

II. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH

1. Xác định đề tài

2. Lập dàn ý

III. LUYỆN TẬP

Lập dàn ý cho các bài văn thuyết minh sau:

1. Giới thiệu một tác giả văn học

2. Giới thiệu một tấm gương học tốt

3. Giới thiệu một phong trào của trường (hoặc của lớp minh)

4. Trình bày một quy trình sản xuất (hoặc các bước của quá trình học tập)

Lời giải:

I. DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH

Câu 1 trang 169 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1:  Hãy nhắc lại bố cục ba phần của một bài làm văn và nhiệm vụ của mỗi phần.

 

Trả lời: 

- Bố cục và nhiệm vụ của một bài làm văn: ba phần
  + Mở bài: giới thiệu vấn đề.
  + Thân bài: nội dung chính của bài viết.
  + Kết bài: nêu suy nghĩ, hành động của người viết.

 

 

Câu 2 trang 169 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Bố cục ba phần của một bài làm văn có phù hợp với đặc điểm của văn thuyết minh không? Vì sao?

 

Trả lời:

- Bố cục ba phần phù hợp với văn thuyết minh. Bởi văn thuyết minh cũng sử dụng các thao tác của làm văn.

 

 

Câu 3 trang 169 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: So với phần mở bài và phần kết bài của một bài văn tự sự, thì phần mở bài và phần kết bài của một bài văn thuyết minh có những điểm tương đồng và khác biệt nào?

 

Trả lời:

- Tương đồng về mở bài, kết bài: Đối tượng, cảm xúc

- Điểm khác biệt: phần kết bài của văn tự sự chỉ nêu cảm nghĩ của người viết; còn văn thuyết minh phải trở lại vấn đề để giúp người đọc có cảm xúc lâu dài với vấn đề.

 

Câu 4 trang 169 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Các trình tự sắp xếp ý (cho phần thân bài) kể dưới đây có phù hợp với yêu cầu của một bài văn thuyết minh không? Vì sao?

- Trình tự thời gian (từ trước đến nay...)

- Trình tự không gian (từ gần đến xa, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới...)

- Trình tự nhận thức của con người (từ quen đến lạ, từ dễ thấy đến khó thấy...)

- Trình tự chứng minh - phản bác (hoặc phản bác - chứng minh)

 

Trả lời: 

Các trình tự sắp xếp kể trên đều phù hợp với yêu cầu của một bài thuyết minh, miễn sao trình tự sắp xếp ấy phù hợp với đối tượng thuyết minh, giúp người viết đạt được mục đích thuyết minh

 

II. LẬP DÀN Ý BÀI VĂN THUYẾT MINH

1. Xác định đề tài

2. Lập dàn ý

a. Mở bài: 
 - Giới thiệu đề tài cần thuyết minh, phải thu hút được người tiếp nhận.
b.Thân bài: 
- Tìm ý, chọn ý: phải đảm bảo được tính chuẩn xác, khoa học, phù hợp với yêu cầu cần thuyết minh.
- Sắp xếp ý: theo một hệ thống nhất định, không bị trùng lặp.
c. Kết bài: 
 - Trở lại đề tài của bài viết.
- Lưu lại những cảm xúc lâu bền trong lòng người đọc.

 

 

GHI NHỚ:

Để việc lập dàn ý cho bài văn thuyết minh đạt kết quả tốt, cần phải:

- Nắm vững các kiến thức về dàn ý và các kĩ năng lập dàn ý.

- Có đầy đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác về đề tài cần thuyết minh.

- Tìm được cách sắp xếp những tri thức đó thành một hệ thống hợp lí, chặt chẽ.

 

 

III. LUYỆN TẬP

Lập dàn ý cho các bài văn thuyết minh sau:

Câu 1 - Luyện tập trang 171 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1:  Giới thiệu một tác giả văn học

 

Trả lời: 

Giới thiệu một tác gia văn học: 
- Khái quát về tác gia đó
- Giới thiệu về hoàn cảnh xuất thân, quá trình học tập, công tác
- Giới thiệu về sự nghiệp sáng tác
+ Các mảng đề tài
+ Các tác phẩm tiêu biểu
+ Nội dung sáng tác
+ Phong cách nghệ thuật
- Đánh giá vị thế của tác gia văn học đó trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc và thế giới

 

Câu 2 - Luyện tập trang 171 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1:  Giới thiệu một tấm gương học tốt

 

Trả lời: 

Giới thiệu một tấm gương học tốt

- Hoàn cảnh xuất thân (chú ý những ảnh hưởng đặc biệt trong gian đình hoặc môi trường xã hội)
- Thuyết minh về quá trình học tập
+ Phương pháp học tập của bạn như thế nào?
+ Hiệu quả của việc học tập đó?
+ Em và các bạn học được điều gì ở tấm gương đó

 

Câu 3 - Luyện tập trang 171 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Giới thiệu một phong trào của trường (hoặc của lớp minh)

 

Trả lời: 

Giới thiệu một phong trào của trường (hoặc của lớp) mình

- Phong trào đó đã được triển khai như thế nào?
+ Nội dung của phong trào?
+ Các thành phần tham gia phong trào đó?
- Phong trào đã thu được kết quả ra sao?
- Ý nghĩa của phong trào đó đối với mỗi cá nhân

 

Câu 4 - Luyện tập trang 171 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Trình bày một quy trình sản xuất (hoặc các bước của quá trình học tập)

 

Trả lời: 

Trình bày các bước của một quá trình học tập

- Quá trình học tập đó phải trải qua những bước nào? (bắt đầu, các bước tiếp theo, bước cuối cùng?)
- Mỗi bước đó cần chú ý những điều gì để quá trình đạt hiệu quả cao