Soạn bài Về luân lí xã hội ở nước ta Phan Châu Trinh
1. Cấu trúc đoạn trích gồm ba phần. Hãy nêu ý chính của từng phần và xác lập mối liên hệ giữa chúng. Chủ đề tư tưởng của đoạn trích là gì?
2. Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đã chọn cách vào đề như thế nào để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội.
3. Trong phần 2, ở hai đoạn đầu, tác giả đã so sánh "bên Âu châu", "bên Pháp" với "bên ta" về điều gì?
4. Ở các đoạn sau của phần 2, tác giả chỉ ra nguyên nhân của tình trạng "dân không biết đoàn thể, không trọng công ích" là gì? Tác giả đã đả kích chế độ vua quan chuyên chế ra sao?
5. Nhận xét về cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong đoạn trích.
Lời giải:
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Phan Châu Trinh (1872 – 1926),tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã, quê ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Nam Kì (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam).
- Phan Châu Trinh luôn có ý thức dùng văn chương để làm cách mạng. Những áng văn chính luận của ông đậm tính chất hùng biện, lập luận chặt chẽ, đanh thép; những bài thơ của ông dạt dào cảm xúc về đất nước, đồng bào; tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ.
- Các tác phẩm chính: Đầu Pháp chính phủ thư (1906), Tỉnh hồn ca I, II (1907, 1922), Tây Hồ thi tập (1904 – 1914)...
2. Tác phẩm
=> Còn chưa phát triển
- Dẫn chứng: Phải ai nấy hay, ai chết mặc ai, cháy nhà hàng xóm bình dân như vại, đèn nhà ai nhà ấy rạng, chỉ nghĩ đến sự yên ổn của riêng mình, bất công cũng cho qua.- Nguyên nhân: người nước mình thiếu ý thức đoàn thể.
- Bên châu Âu, cái XHCN rất thịnh hành và đã được phát triển rộng rãi.
- Bên Pháp, mỗi khi một người hay một hội nào bị đè nén quyền lợi riêng, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng được đến công bằng mới nghe.
=> Rất thịnh hành và phát triển
- Dẫn chứng: khi người có quyền thế, sức mạnh hoặc chính phủ cậy quyền thế, sức mạnh đè nén, áp bức quyền lợi riêng của cá nhân hay đoàn thể thì người ta tìm mọi cách để giành lại công bằng xã hội.
- Nguyên nhân: Có ý thức đoàn thể, sẵn sàng làm việc chung, sẵn sàng giúp đỡ, tôn trọng quyền lợi của nhau.
Về luân lí xã hội ở nước ta là một đoan trích trong phần ba của bài Đạo đức và luân lí Đông Tây (gồm năm phần chính, kể cả nhập đề và kết luận), được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19 – 11 – 1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Tên bài cũng như các số thứ tự trong đoạn trích do người biên soạn đặt.
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 trang 88 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Cấu trúc đoạn trích gồm ba phần. Hãy nêu ý chính của từng phần và xác lập mối liên hệ giữa chúng. Chủ đề tư tưởng của đoạn trích là gì?
- Dân chưa biết, chưa hiểu thế nào là luân lí xã hội. Họ điềm nhiên như ngủ, chẳng biết gì (thờ ơ, tê liệt) (thờ ơ, tê liệt)Trả lời:
* Đoạn trích gồm ba phần:
- Phần 1: Ở nước ta chưa có luân lí xã hội, mọi người chưa có ý niệm gì về luân lí xã hội.
- Phần 2: So sánh luân lí xã hội ở châu Âu (Pháp) với nước ta.
- Phần 3: Chủ trương truyền bá Xã hội chủ nghĩa cho người Việt Nam.
=> Ba phần trên của bài liên hệ chặt chẽ với nhau theo mạch diễn giải: hiện trạng chung - biểu hiện cụ thể - giải pháp.
* Chủ đề tư tưởng: cần phải truyền bá chủ nghĩa xã hội ở nước Việt Nam để gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng tới mục đích giành độc lập, tự do.
Câu 2 trang 88 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đã chọn cách vào đề như thế nào để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội.
Trả lời:
Tác giả vào đề bằng cách:
- Dùng cách nói phủ định: “Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều”.
- Tác giả còn phủ nhận, xuyên tạc vấn đề của không ít người, tác giả đã khẳng định: “Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì”.
=> Cách vào đề trực tiếp, thẳng thắn, bộc lộ quan điểm tư tưởng của một nhà Nho uyên bác thức thời.
Câu 3 trang 88 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Trong phần 2, ở hai đoạn đầu, tác giả đã so sánh "bên Âu châu", "bên Pháp" với "bên ta" về điều gì?
Câu 3 trang 88 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Trong phần 2, ở hai đoạn đầu, tác giả đã so sánh "bên Âu châu", "bên Pháp" với "bên ta" về điều gì?
*Luân lí XH ở nước ta:
=> Còn chưa phát triển
- Dẫn chứng: Phải ai nấy hay, ai chết mặc ai, cháy nhà hàng xóm bình dân như vại, đèn nhà ai nhà ấy rạng, chỉ nghĩ đến sự yên ổn của riêng mình, bất công cũng cho qua.- Nguyên nhân: người nước mình thiếu ý thức đoàn thể.
*Luân lí XH bên châu Âu:
- Bên Pháp, mỗi khi một người hay một hội nào bị đè nén quyền lợi riêng, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng được đến công bằng mới nghe.
=> Rất thịnh hành và phát triển
- Dẫn chứng: khi người có quyền thế, sức mạnh hoặc chính phủ cậy quyền thế, sức mạnh đè nén, áp bức quyền lợi riêng của cá nhân hay đoàn thể thì người ta tìm mọi cách để giành lại công bằng xã hội.
- Nguyên nhân: Có ý thức đoàn thể, sẵn sàng làm việc chung, sẵn sàng giúp đỡ, tôn trọng quyền lợi của nhau.
Câu 4 trang 88 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Ở các đoạn sau của phần 2, tác giả chỉ ra nguyên nhân của tình trạng "dân không biết đoàn thể, không trọng công ích" là gì? Tác giả đã đả kích chế độ vua quan chuyên chế ra sao?
Trả lời:
* Nguyên nhân của tình trạng “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích”:
- Nhân dân ta vốn có truyền thống cộng đồng, đoàn kết từ xa xưa.
- Ngày nay trơ trọi, lơ láo, sợ sệt:
+ Bọn học trò trong nước ham quyền lợi, ham bả vinh hoa của các triều vua mà sinh ra giả dối nịnh bợ, chỉ biết có vua mà không biết có dân.
+ Chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và lạc hậu. Nạn tham nhũng hoành hành, không ai bình phẩm, không ai chê bai. Quan lại thời xưa và nay là lũ ăn cướp có giấy phép.
+ Xu thế của xã hội cũng bén mùi làm quan, chạy theo chức tước và danh lợi để được ngồi trước, ăn trước, hống hách với mọi người.
=> Thể hiện tinh thần phản phong mạnh mẽ của tác giả vừa phê phán nghiêm khắc, vừa đau lòng cần phải chỉ sự hèn kém của dân mình, nước mình → Kín đáo bày tỏ tấm lòng yêu nước.
Câu 5 trang 88 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Nhận xét về cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong đoạn trích.
Trả lời:
- Yếu tố nghị luận: cách luận lập chặt chẽ, logic, nêu dẫn chứng cụ thể, xác thực, giọng văn mạnh mẽ, hùng hồn.
- Yếu tố biểu cảm: câu cảm thán, câu mở rộng thành phần, những cụm từ chứa tình cảm đồng bào, tình cảm dân tộc sâu nặng, thắm thiết, lời văn nhẹ nhàng, từ tốn => Giúp lập luận thêm thuyết phục, tác động trực tiếp vào tâm tư, tình cảm của cả người đọc và người nghe.
LUYỆN TẬP:
Câu 1 - Luyện tập trang 88 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Đọc lại Tiểu dẫn và hình dung hoàn cảnh sáng tác, tâm trạng của tác giả khi viết đoạn trích.
Trả lời:
- Tâm trạng của Phan Châu Trinh khi viết đoạn trích: căm ghét bọn quan lại phong kiến, thương xót đồng bào, lo lắng cho đất nước, hi vọng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
Câu 2 - Luyện tập trang 88 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Có thể cảm nhận được gì về tấm lòng Phan Châu Trinh cũng như tầm nhìn của ông qua đoạn trích này?
Trả lời:
Tấm lòng của Phan ChâuTrinh qua đoạn trích cũng như tầm nhìn của ông qua đoạn trích:
- Ông luôn đau đáu vì dân vì nước, xót thương và căm giận, phê phán và thức tỉnh.
- Ông có tầm nhìn tiến bộ, xa rộng: kết hợp truyền bá tư tưởng XHCN, gây dựng tinh thần đoàn thể, với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho đất nước, cho dân tộc.
Câu 3 - Luyện tập trang 88 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Chủ trương gây dựng nên luân lí xã hội ở Việt Nam của Phan Châu Trinh đến nay còn có ý nghĩa thời sự không? Tại sao?
Trả lời:
- Vẫn còn ý nghĩa thời sự sâu sắc trong cuộc đổi mới xây dựng đất nước Việt Nam. Tầm quan trọng của việc gây dựng đoàn thể vì sự tiến bộ.
- Liên hệ chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, tiêu cực, vẫn cần hơn bao giờ hết việc nâng cao tinh thần dân chủ, công khai, đoàn kết.
- Nó khơi dậy niềm âu lo về sự chậm tiến của một xã hội mà ở đó tinh thần dân chủ còn chưa được ý thức như một nhân tố thúc đẩy sự phát triển.
+ Mở rộng xem đầy đủ