Soạn bài Tiểu sử tóm tắt
I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt
III. Luyện tập
1. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần viết tiểu sử tóm tắt?
a) Thuyết minh về các danh nhân.
b) Tự ứng cử vào một chức vụ trong các cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể.
c) Giới thiệu người ứng cử vào một chức vụ nào đó trong các cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể.
d) Giới thiệu một vị lãnh đạo cấp cao của nước ngoài sang thăm nước ta.
e) Khi một vị lãnh đạo từ trần.
2. Hãy cho biết những điểm giống và khác nhau giữa văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác: điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh.
3. Hãy viết tiểu sử tóm tắt của một nhà văn, nhà thơ được học trong chương trình Ngữ văn 11.
I. Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt
- Phần này đã được trình bày đầy đủ trong SGK Ngữ Văn 11.
II. Cách viết tiểu sử tóm tắt
a. Bản tóm tắt đã kể lại những nội dung chính của tiểu sử Lương Thế Vinh về: nhân thân, các hoạt động chính và những đóng góp của ông cho đất nước.
b. Bài viết đã chọn được những nội dung tiêu biểu và chính xác về thân thế và cuộc đời Lương Thế Vinh. Ngoài những dữ liệu cố định về quê hương, gia đình, … tác giả đã chọn lọc để nhấn mạnh những nét tiêu biểu nhất ở nhân vật lịch sử này như: sự thông minh hoạt bát từ nhỏ, những đóng góp của ông khi làm quan, đóng góp về văn chương, nghệ thuật.
c. Từ bài viết có thể rút ra bài học: để chuẩn bị cho bài viết tiểu sử tóm tắt, người viết cần sưu tầm những tài liệu có lên quan. Các tài liệu này cần chân thực, chính xác, đầy đủ và tiêu biểu.
III. Luyện tập
Câu 1 trang 55 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cần viết tiểu sử tóm tắt?
a) Thuyết minh về các danh nhân.
b) Tự ứng cử vào một chức vụ trong các cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể.
c) Giới thiệu người ứng cử vào một chức vụ nào đó trong các cơ quan Nhà nước hoặc đoàn thể.
d) Giới thiệu một vị lãnh đạo cấp cao của nước ngoài sang thăm nước ta.
e) Khi một vị lãnh đạo từ trần.
Trả lời:
- Trường hợp a, b và e không cần viết tiểu sử tóm tắt, các trường hợp còn lại: c, d đều cần viết tiểu sử tóm tắt.
Câu 2 trang 55 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Hãy cho biết những điểm giống và khác nhau giữa văn bản tiểu sử tóm tắt với các văn bản khác: điếu văn, sơ yếu lí lịch, thuyết minh.
Trả lời:
a) Giống nhau: các văn bản tóm tắt tiểu sử, điếu văn, sơ yếu lí lịch, giới thiệu, thuyết minh đều có thể viết về một nhân vật nào đấy.
b) Khác nhau:
- Tiểu sử tóm tắt và điếu văn: Hai văn bản này khác nhau vể mục đích và hoàn cảnh giao tiếp. Điếu văn được viết để đọc trong buổi lễ truy điệu nên ngoài nội dung tiểu sử của người đã mất còn thêm nhiều nội dung khác như: sự ra đi của người đã mất, nỗi xót đau của những người còn sống, lời chia buồn với gia quyến,...
- Tiểu sử tóm tắt và sơ yếu lí lịch:
+ Sơ yếu lí lịch do chính bản thân viết, còn tiểu sử tóm tắt là do người khác viết.
+ Sơ yếu lí lịch là văn bản hành chính, thường có mẫu cố định. Nội dung thường nhấn mạnh đến nhân thân và các mối quan hệ. Bản lí lịch cần có xác nhận của cơ quan có thẩm quyển. Còn tiểu sử không cần nêu chi tiết mọi quan hệ xã hội mà chỉ tập trung nêu mối quan hệ có ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân người được viết tiểu sử, chú trọng nhiều đến những cống hiến và đóng góp của người đó. Tiểu sử không cần phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyển
- Tiểu sử tóm tắt và lời giới thiệu, thuyết minh: Văn bản giới thiệu, thuyết minh có đối tượng rộng hơn (người, vật, danh lam thắng cảnh,...). Tuỳ vào đối tượng, mục đích, nội dung của văn bản giới thiệu, thuyết minh, có thể nhấn mạnh, khắc sâu vào những nội dung khác nhau, về hành văn, văn bản giới thiệu, thuyết minh còn yêu cầu về cách diễn đạt phong phú, giàu hình ảnh và có tính biểu cảm.
Câu 3 trang 55 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Hãy viết tiểu sử tóm tắt của một nhà văn, nhà thơ được học trong chương trình Ngữ văn 11.
Trả lời:
Viết về Nam Cao
a. Tiểu sử và con người
- Tên khai sinh: Trần Hữu Tri
- Quê quán: Đại Hàng, Lí Nhân, Hà Nam --> vùng đồng bằng chiêm trũng nghèo đói, cường hào nặng nề --> đi vào sáng tác của Nam Cao với tên làng Vũ Đại.
- Gia đình: trung nông, nghèo, đông con, gia đình trí thức nghèo luôn túng thiếu.
- Con đường đời: có ý nghĩ tiêu biểu cho lớp trí thức đương thời xuất thân từ nông thôn nghèo khó
- Tâm trạng bất hòa sâu sắc với xã hội đương thời : xã hội tàn bạo, bất công, bóp nghẹt sự sống -> Nỗi phẫn uất của người tri thức có ý thức về sự sống mà không được sống.
- Sự gắn bó ân tình sâu nặng, thiết tha đối với bà con nông dân ruột thịt ở quê hương nghèo.
- Tinh thần đấu tranh trung thực để tự vượt mình, cố khắc phục tâm lí, lối sống tiểu tư sản, vươn tới hoàn thiện nhân cách và có cuộc sống có ý nghĩa.
b. Quan điểm nghệ thuật
- Nam Cao là nhà văn rất tự giác về quan điểm có tính nguyên tắc của văn học hiện thực tiến bộ và văn học chính nói chung:
- Ông không chạy theo cái đẹp, cái thơ mộng, quay lưng lại với hiện thực rồi viết ra những lời giả dối, phù phiếm.
- Văn chương chân chính là văn chương thấm đượm lí tưởng nhân đạo, vừa mang nỗi đau nhân thế, vừa có thể tiếp sức mạnh cho con người vươn tới cuộc sống nhân ái, công bằng.
- Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn chương phải vì con người. Nhà văn chân chính trước hết phải là con người chân chính, tức là phải có nhân cách, có lòng nhân đạo.
- Bản chất của văn chương là sáng tạo, không chấp nhận sự rập khuôn và sự dễ dãi, không tìm tòi sáng tạo thì không có văn chương: “…Khơi những điều chưa ai khơi và sáng tạo những điều chưa ai có…”
- Người cầm bút phải có lương tâm -> "sự cẩu thả trong văn chương là một sự đê tiện".
- Các sáng tác trước cách mạng tháng tám của Nam Cao thường tập trung vào cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân. Đó là nỗi day dứt tới đau đớn của tác giả trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, hủy hoại nhân cách trong xã hội ngột ngạt, phi nhân tính.
c. Về phong cách nghệ thuật
- Nam Cao đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, luôn có hứng thú khám phá con người trong con người.
- Nam Cao có khuynh hướng tìm về nội tâm, đi sâu và thế giới nội tâm của con người. Ông có biệt tài về diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật.
- Xuất phát từ việc hiểu tâm lí nhân vật, Nam Cao đã tạo được những đoạn đối thoại, độc thoại nội tâm rất chân thật, sinh động.
- Nam Cao là nhà văn có giọng điệu riêng: buồn thương, chua chát, dửng dung, lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương.
Ghi nhớ:
Bản tiểu sử tóm tắt cần chính xác, chân thực, ngắn gọn nhưng phải nêu được những nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp của người được giới thiệu.
Bản tiểu sử tóm tắt gồm có các phần:
- giới thiệu tóm tắt về nhân thân của người được giới thiệu.
- Hoạt động xã hội của người được giới thiệu
- Những đóng góp, thành tựu, ...