Soạn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài Trích Vũ Như Tô

1. Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện cụ thể như thế nào trong hồi V?


2. Phân tích tích cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích?


3. Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi tích thiết thân của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện như thế nào ở hồi cuối của vở kịch? Theo anh (chị) nên giải 


4. Đặc sắc nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?

Lời giải:
I. Tìm hiểu chung
 
1. Tác giả
- Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) xuất thân trong gia đình nhà nho tại Từ Sơn- Bắc Ninh
- Ông sớm tham gia cách mạng, hoạt động trong những tổ chức văn hóa do Đảng lãnh đạo.
- Thiên hướng sáng tác chủ yếu về đề tài lịch sử, văn phong của ông vừa giản dị, trong sáng đôn hậu.
- Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
 
2. Tác phẩm
 
- “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” là đoạn trích nằm trong tác phẩm Vũ Như Tô.
- Tác phẩm là vở bi kịch được viết xong vào mùa hè năm 1942
- Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thủa về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời với lợi ích thiết thân, trực tiếp của nhân dân.
 
II. Hướng dẫn học bài
 
Câu 1: Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện cụ thể như thế nào trong hồi V?
 
Trả lời:
- Mâu thuẫn thứ nhất: giữa quần chúng nhân dân (phe nổi loạn) và triều đình (phe Lê Tương Dực).Phe nổi loạn gồm nhiều nhân vật: dân chúng, thợ xây dựng Cửu Trùng Đài; Phe đối lập trong triều đứng đầu là Trịnh Duy Sản. Mâu thuẫn trong hồi V đạt đến đỉnh điểm và được giải quyết trọn vẹn. Trịnh Duy Sản, Ngô Hạch giết chết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm và thiêu hủy Cửu Trùng Đài.
- Mâu thuẫn thứ hai: mâu thuẫn giữa người nghệ sĩ và nhân dân: quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời (Cửu Trùng Đài) và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.
 
Câu 2: Phân tích tích cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích?
 
Trả lời:
- Vũ Như Tô: say sưa trong lí tưởng nghệ thuật đến mức quên cả thực tế đang diễn ra xung quanh: từ lời cầu xin của Đan Thiềm, việc Lê Tương Dực bị giết, quân nổi loạn .... Đến khi Ngô Hạch ra lệnh bắt ông vẫn tin là mình không có tội, vẫn mơ tưởng đến việc làm một "tòa đài hoa lệ" để "tranh tinh xảo với hóa công". Thậm chí, khi kinh thành phát hỏa, ông vẫn chưa tỉnh ngộ, cho đến khi công trình bị đốt,ông mới rú lên chua chát.
=> Nghệ sĩ vỡ mộng trước thực tế đau xót của đất nước, vì chạy theo cái lí tưởng của nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời mà ông đẩy nhân dân vào cảnh cùng khổ, lầm than.
- Đan Thiềm: là người yêu cái đẹp, biết quý trong cái tài của người nghệ sĩ nên đã ra sức van nài Vũ Như Tô chạy trốn.
=> Đan Thiềm là người biết quý trọng nhân tài, nhưng bà chưa thấy được mối quan hệ giữa Vũ Như tô – Người nghệ sĩ và cuộc sống.
 
Câu 3: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi tích thiết thân của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó được thể hiện như thế nào ở hồi cuối của vở kịch? Theo anh (chị) nên giải quyết mâu thuẫn ấy như thế nào?
 
Trả lời:
- Mâu thuẫn trong đoạn trích vẫn chưa được giải quyết dứt khoát. Điều này được thể hiện ở phần cuối của vợ kịch. Quần chúng nổi dậy giết Vũ Như Tô, phá hủy Cửu Trùng Đài. Bản thân Vũ Như Tô bị giết nhưng vẫn chưa nhận ra sai lầm của mình. Vũ Như Tô chỉ muốn hoàn thành công trình nghệ thuật của mình
- Việc quần chúng giết Vũ Như Tô có lí đúng: nếu Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài thì nhân dân sẽ không rơi vào cảnh lầm than vì bản thân Lê Tương Dực không thể làm được. Tuy nhiên, hành động giết hại Vũ Như Tô và phá hủy Cửu Trùng Đài lại thể hiện tính thái quá. Giá trị nghệ thuật trong công trình và công sức của nhân dân bỏ vào đó thật lớn lao, nếu có thể hoàn thành công trình trong một giai đoạn khác thì sẽ tốt hơn cho nghệ thuât và cho chính người dân.
 
Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào trong đoạn trích?
 
Trả lời:
- Mâu thuẫn kịch tập trung dẫn đến cao trào, phát triển thành đỉnh điểm với những hành động kịch dồn dập đầy kịch tính.
- Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.
- Xây dựng nhân vật kịch đặc sắc, khắc họa rõ tính cách, miêu tả đúng tâm trạng qua ngôn ngữ và hành động.
- Lớp kịch trong hồi V được chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic, liền mạch tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.
 
III. Luyện tập
 
Trong lời tựa đề kịch Vũ Như Tô Nguyễn Huy Tưởng viết:
Than ôi! Như Tô phải hay kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”.
Bằng những hiểu biết về đoạn trích và vở kịch, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về lời tựa trên.
Gợi ý trả lời:
a. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích
- Dẫn dắt lời tựa đề của Nguyễn Huy Tưởng
b. Thân bài:
- Xung đột kịch là gì? Xung đột cơ bản trong tác phẩm: xung đột giữa nghệ sĩ và nhân dân . -> Quan hệ đối kháng giữa Vũ Như Tô và nhân dân đói khổ bị bắt đi xây dựng Cửu Trùng Đài. Người nghệ sĩ chỉ biết đến đồ án công trình nghệ thuật lí tưởng của mình, bưng tai bịt mắt trước hậu quả tai hại mà nó gây ra cho dân chúng tất yếu phải hứng chịu những lời nguyền rủa.
- Qua lời tựa, ta thấy, tác giả đã công khai, chân thành bày tỏ nối niềm boăn khoăn của mình: Lẽ phải thuộc về ai? Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô là phải, Cửu Trùng Đài bị phá, nên mừng hay nên tiếc. Và rồi ông thú nhận: “ta chẳng biết?” → chưa thể tìm ra một lời thỏa đáng cho câu trả lời
- Nhà văn khẳng định “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm.”. Nghĩa là tác giả khẳng định giữa mình với Đan Thiềm có sự đồng điệu. -> Phân tích nhân vật Đan Thiềm
- Với lời tựa như vậy, ta thấy rằng từ trong ý đồ nghệ thuật cho đến việc thể hiện ý đồ ấy, nhà văn đã tạo một suy tư lơ lửng, quan niệm nghệ thuật thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân. Việc giải quyết ổn thỏa mâu thuẫn này phải nhờ vào sự giác ngộ của nghệ sĩ và nhân dân.
c. Kết bài
- Khẳng định lại, liên hệ bản thân.