Soạn bài Cáo bệnh bảo mọi người Cáo tật thị chúng

1. Hai câu thơ đầu nói lên quy luật nào của tự nhiên? (Quy luật vận động, biến đổi? Quy luật tuần hoàn? Quy luật sinh trưởng?) Nếu đảo  câu thơ hai lên vị trí câu thơ đầu thì ý thơ khác nhau như thế nào? Đảo như thế, trong những quy luật trên, quy luật nào giữ nguyên, quy luật nào bị ảnh hưởng, vì sao? 

 

2. Câu thơ 3 và 4 nói lên quy luật gì trong cuộc sống của con người? Anh (chị) cảm nhận như thế nào về tâm trạng tác giả qua hai câu thơ này? (Thản nhiên? Nuối tiếc? Xót xa?) Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy?

 

3. Hai câu cuối có phải là thơ tả thiên nhiên không? Câu thơ đầu khẳng định "Xuân qua, trăm hoa rụng" vậy mà câu cuối lại nói xuân tàn vẫn nở cành mai. Như thế có mâu thuẫn không? Vì sao? Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng cành mai trong câu thơ cuối?

 

4. Qua bài kệ, anh (chị) hãy làm sáng tỏ lòng yêu đời và cái nhìn lạc quan của tác giả.

Lời giải:

Câu 1 trang 141 SGK - Ngữ Văn 10 tập 1: Hai câu thơ đầu nói lên quy luật nào của tự nhiên? (Quy luật vận động, biến đổi? Quy luật tuần hoàn? Quy luật sinh trưởng?) Nếu đảo  câu thơ hai lên vị trí câu thơ đầu thì ý thơ khác nhau như thế nào? Đảo như thế, trong những quy luật trên, quy luật nào giữ nguyên, quy luật nào bị ảnh hưởng, vì sao? 

 

Trả lời: 

Hai câu thơ đầu: quy luật sinh hóa của tự nhiên, con người, vạn vật trong vũ trụ không bao giờ bất biến
   + Sự sống là một vòng luân hồi   + Nếu đảo ngược vị trí câu thơ thứ hai lên đầu câu, dù vẫn nói được quy luật biến đổi nhưng sự vận động theo quy luật
Nhưng câu thơ cuối đã đảo ngược trật tự tuần hoàn trong tự nhiên: xuân tới, xuân hoa, hoa nở, hoa tàn.

 

Câu 2 trang 141 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Câu thơ 3 và 4 nói lên quy luật gì trong cuộc sống của con người? Anh (chị) cảm nhận như thế nào về tâm trạng tác giả qua hai câu thơ này? (Thản nhiên? Nuối tiếc? Xót xa?) Nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy?

 

Trả lời: 

Câu ba và câu bốn nói lên quy luật đời người: sinh, lão, bệnh, tử theo quan niệm Phật giáo.
   + Con người trải qua thời gian sẽ tới tuổi già
   + Thời gian vẫn trôi chảy không ngừng dù con người có già đi
 - Cuộc đời con người được ví như ảo ảnhHai câu thơ cuối là sự bâng khuâng tiếc nuối bởi thời gian tạo hóa vô tận, còn đời người thì ngắn ngủi

 

Câu 3 trang 141 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Hai câu cuối có phải là thơ tả thiên nhiên không? Câu thơ đầu khẳng định "Xuân qua, trăm hoa rụng" vậy mà câu cuối lại nói xuân tàn vẫn nở cành mai. Như thế có mâu thuẫn không? Vì sao? Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng cành mai trong câu thơ cuối?

 

Trả lời: 

Tác giả mượn thiên nhiên nói tới quan niệm triết lý của Phật giáo: con người khi hiểu được chân lí và quy luật thì sẽ vượt lên trên lẽ sinh diệt thông thường.
   + Thiền sư khi đắc đạo về cõi niết bàn, không sinh, không diệu như nhành mai kia cứ tươi bất kể xuân tàn
   + Tác giả mượn việc miêu tả thiên nhiên để nói tới quan niệm trong đạo Phật, con người giác ngộ sẽ vượt lên lẽ sinh diệt thường tình
Câu thơ cuối không hề có sự mâu thuẫn lẫn nhau, hình tượng hoa mai là biểu tượng cho ý niệm niết bàn của Phật giáo.
 

Câu 4 trang 141 - SGK Ngữ Văn 10 tập 1: Qua bài kệ, anh (chị) hãy làm sáng tỏ lòng yêu đời và cái nhìn lạc quan của tác giả.

 

Trả lời: 

- Cách mở đầu và kết thúc bài thơ tạo ra cấu trúc vòng tròn, có sự đối lập:
   + Mở đầu bằng hình ảnh hoa nở, hoa tàn sau đó, kết thúc bài thơ hình ảnh xuân tàn nhưng nổi bật hình ảnh “chi mai”- nhành mai.
- Từ ngữ làm nên tính chất khẳng định của câu kết:
   + “Nhất chi mai”: hình ảnh hoa mai tượng trưng cho sức sống mãnh liệt của con người vượt trên khó khăn. Cũng như sự giác ngộ trong nhận thức của con người
Nhà thơ bâng khuâng, nuối tiếc của tác giả trước sự chảy trôi của thời gian