Soạn bài Hai đứa trẻ

1. Cảnh vật trong truyện được miêu tả trong thời gian và không gian như thế nào?


2. Thạch Lam đã miêu tả cuộc sống và hình ảnh của những người dân sống nơi phố huyện ra sao?


3. Phân tích tâm trạng của hai chị em Liên và An trước khung cảnh và bức tranh đời sống nơi phố huyện:


4. Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả như thế nào? Vì sao chị em Liên và An cố thức để đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện? 


5. Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam?


6. Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì?

 

Lời giải:
Câu 1: cảnh vật trong truyện được miêu tả trong thời gian và không gian như thế nào?
Trả lời:
- Không gian: nơi phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám. Truyện còn đề cập đến không gian hồi tưởng của chị em Liên (Hà Nội – sáng rực, vui vẻ và huyên náo)
- Thời gian: kéo dài từ chiều đến tối, khi chuyến tàu đêm đi qua. 
 
Câu 2: Thạch Lam đã miêu tả cuộc sống và hình ảnh của những người dân sống nơi phố huyện ra sao?
 
Trả lời:
-  Cuộc sống của phố huyện vào buổi chiều thật tẻ nhạt, lặp đi lặp lại. Đó là cuộc sống nghèo đói, buồn tẻ, quẩn quanh, bế tắc…
 - Con người: những đứa trẻ nhặt rác, mẹ con chị Tí, bác Siêu, gia đình bác xẩm, bà cụ Thi điên, chị em Liên. => Nhếc nhác, lam lũ, mỏi mòn, héo hắt. Mong đợi gì tươi sáng hơn cho cuộc sống hiện tại. 
=> Tác giả đã vẽ ra một bức tranh có cuộc sống và hình ảnh con người hiện lên thật sinh động đây là những con người đang phải bươn trải và lo cho cuộc sống của mình.
 
Câu 3: Phân tích tâm trạng của hai chị em Liên và An trước khung cảnh và bức tranh đời sống nơi phố huyện:
 
Trả lời:
- Trước bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện, Liên cảm thấy “buồn man mác”, cảm nhận được cái "mùi ẩm mốc bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc "là" cái mùi riêng của đất, của quê hương này". Hòa hợp, gần gũi với thiên nhiên và dường như có cả sự giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên phố huyện "tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu".
- Ttước bức tranh đời sống nơi phố huyện, tâm trạng Liên: “động lòng thương” với những kiếp người nhỏ nhoi, sống lay lắt trong bóng tối cơ cực, đói nghèo mà kì thực chính cuộc sống của chúng cũng buồn tẻ và vô vị như thế. Liên và An chắc cũng mơ màng nhận ra điều ấy, phải chăng chính vì thế mà đêm nào hai chị em cũng cố thức để đợi chuyến tàu muộn của đêm.
 
Câu 4: Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả như thế nào? Vì sao chị em Liên và An cố thức để đợi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện? 
 
Trả lời:
- Đoàn tàu trong truyện là một hình ảnh đặc sắc, được miêu tả với những hình ảnh chân thật, khi tàu đi qua cảnh phố huyện như tươi sáng hơn, nhộn nhịp hơn. Hai đứa trẻ khắc khoải chờ đợi: tàu sắp đến, tàu vụt qua, tàu đi rồi chỉ còn chấm đèn ghi nhỏ xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
- Nguyên nhân đợi tàu:
+ Chuyến tàu từ Hà Nội về như đã đem lại một chút thế giới khác đi qua phố huyện nghèo -> khát khao thay đổi cuộc sống của hiện tại đầy buồn tẻ.
+ Hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố gợi về Hà Nội, về quá khứ vui vẻ bên gia đình.  -> Đoàn tàu như là niềm tiếc nuối một quá khứ tươi sáng đã mất vừa là niềm an ủi vỗ về đối với hiện tại nhưng nó lại vừa gióng lên một cái gì tươi sáng ở tương lai. 
 
Câu 5: Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam?
 
Trả lời:
- Đây là một truyện ngắn miêu tả rất tinh tế sự biến đổi của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật (nhất là nhân vật Liên). 
- Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan; lời văn bình bị nhưng luôn ẩn hiện một tình cảm xót thương đối với những con người nghèo khổ, phải sống quanh quẩn, lam lũ, tối tăm. Giọng văn góp phần tích cực vào việc tạo nên một truyện ngắn giàu sắc thái trữ tình và đậm chất thơ.
 
Câu 6: Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì?
 
Trả lời
- Qua truyện ngắn tác giả muốn để lại niềm xót thương với những cảnh đời nghèo khổ, quanh quẩn một cuộc sống cơ cực ở nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. Đồng thời, ông cũng biểu hiện niềm ao ước về một cuộc sống sẽ thay đổi cho nơi đây.
 
III. Luyện tập
 
Câu 1: Anh (chị) có ấn tượng sâu sắc nhất với nhân vật nào, chi tiết nghệ thuật nào trong truyện ngắn Hai đứa trẻ? Vì sao?
 
Trả lời:
Chi tiết nghệ thuật ấn tượng trong truyện ngắn Hai đứa trẻ: bóng tối và ánh sáng. Hai chi tiết đối lập, mang ý nghĩa biểu tượng cao.
- Bóng tối đậm đặc, bao phủ mọi ngõ ngách: buổi chiều, trời nhá nhem tối, trời tối hẳn, đoàn tàu đi
- Ý nghĩa: nhấn mạnh những gì tăm tối, tù túng, tẻ nhạt của phố huyện nghèo, con người phải sống trong quẩn quanh, bế tắc. Những con người bé nhỏ, tội nghiệp ấy là hình ảnh của nông dân ta trước cách mạng tháng Tám.
- Ánh sáng ít ỏi, len lỏi vào bóng tối: bầu trời, đèn các nhà, sao, lửa, đom đóm…
- Ý nghĩa: ước mơ, hi vọng của con người dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất
 
Câu 2: Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Thạch Lam thể hiện qua truyện ngắn Hai đứa trẻ:
 
Trả lời:
- Những trang viết vừa đậm đà yếu tố hiện thực, vừa phảng phất chất lãng mạn, thơ ca.
- Tiêu biểu cho loại truyện tâm tình của Thạch Lam (cái tình người chân chất, nhẹ nhàng, thấm sâu khắp truyện, tập trung tới thế giới nội tâm nhân vật, lối kể chuyện thủ thỉ như tâm sự với người đọc).