Soạn bài Lời tiễn dặn trích Tiễn dặn người yêu -truyện thơ dân tộc Thái
1. Diễn biến tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng như thế nào? Hãy phân tích những câu thơ, những dẫn chứng thể hiện tâm trạng đó.
2.
Phân tích những câu thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng. Cách mô tả ấy biểu lộ tình yêu của chàng trai đối với cô gái như thế nào?
3. Phân tích những câu thơ, những chi tiết thể hiện thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà chồng của cô.
4. Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ có dùng phép điệp (từ ngữ, hình ảnh, kiểu câu). Hãy tìm và nhận xét giá trị biểu cảm của những câu thơ đó.
Lời giải:
TIỂU DẪN:
Đoạn trích “Lời tiễn dặn” được trích từ truyện thơ “Tiễn dặn người yêu” (Xống chụ xon xao) nổi tiếng của dân tộc Thái. Truyện kể về những khó khăn, trắc trở trong tình yêu và hôn nhân của đôi bạn trẻ người Thái.
Qua việc khắc họa tâm trạng rối bời của chàng trai và cô gái Thái khi chia tay, đoạn trích đã làm nổi bật được tình yêu sắt son, tha thiết và khát vọng được tự do yêu đương của đôi lứa.
Qua việc khắc họa tâm trạng rối bời của chàng trai và cô gái Thái khi chia tay, đoạn trích đã làm nổi bật được tình yêu sắt son, tha thiết và khát vọng được tự do yêu đương của đôi lứa.
TÓM TẮT TRUYỆN
“Tiễn dặn người yêu” kể về cuộc đời của một đôi trai gái người Thái với tình yêu nồng thắm, keo sơn nhưng lại gặp phải biết bao khó khăn, trở ngại để đến được bên nhau. Mở đầu, truyện kể lại những kỉ niệm gắn bó khi còn nhỏ của một đôi bạn rất thân. Họ cùng lớn lên bên nhau và dần chớm nở một tình yêu đẹp. Thế nhưng, bố mẹ cô gái chê gia đình chàng trai quá nghèo khổ nên đã ép gả cô cho một người nhà giàu ở bản xa. Chàng trai mang theo nỗi thất tình và buồn thương sang Lào buôn bán với ước mong kiếm đủ vàng bạc để trở về chuộc người yêu. Cuộc sống nơi đất khách quá đỗi khổ cực, gian nan và kiếm tiền chẳng hề dễ dàng. Chàng đành ôm ước vọng tan tành ấy trở về đúng ngày cưới của cô gái. Cải trang thành người khách đưa cô dâu về nhà chồng, chàng trai đã tranh thủ tâm tình, than vãn với người yêu cho vơi đi những khổ đau, cay đắng. Cả hai cùng hẹn thề sẽ tìm mọi các để được ở bên nhau. Thế nhưng, chẳng bao lâu sau đó, nhà chồng bán cô gái vào cửa quan, rồi bị mang ra chợ bán như một món hàng, cuộc đời của cô nổi trôi, lận đận không biết sẽ đi về đâu. Cuối cùng, cô bị người chồng thứ hai mang ra chợ để đổi lấy mọt nắm lá dong gói bánh. Thật hạnh phúc khi người đổi lấy được cô chính là chàng trai năm xưa. Họ cùng nhau hẹn ước ở bên nhau, sống hạnh phúc cho tới già.
BỐ CỤC
Đoạn trích “lời tiễn dặn” nằm ở phần chàng trai cải trang thành khách, đưa cô gái về nhà chồng và đau đớn chứng kiến cảnh cô bị người chồng đánh đập. “Lời tiễn dặn” được chia thành hai đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến “… góa bụa về già” – Tâm trạng đau khổ rối bời của chàng trai khi tiễn người yêu về nhà chồng.
Đoạn hai: đoạn còn lại – tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng và sự thể hiện tình yêu của chàng trai.
Đoạn 1: Từ đầu đến “… góa bụa về già” – Tâm trạng đau khổ rối bời của chàng trai khi tiễn người yêu về nhà chồng.
Đoạn hai: đoạn còn lại – tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng và sự thể hiện tình yêu của chàng trai.
HƯỚNG DẪN ĐỌC BÀI
Câu 1: Diễn biến tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn người yêu về nhà chồng như thế nào? Hãy phân tích những câu thơ, những dẫn chứng thể hiện tâm trạng đó.
Trả lời:
Khi tiễn người yêu về nhà chồng, lòng chàng trai vô cùng đau xót. Thế nhưng, chàng vẫn giữ được tình cảm son sắt, thiết tha của mình qua việc gọi cô gái là “người đẹp anh yêu”. Trong chính lúc ấy, lòng chàng trai cũng vô cùng mâu thuẫn với thực tế là cô gái “cất bước theo chồng” (thậm chí đã có con với chồng).
Hành động, cử cử chỉ của chàng trai cho thấy tâm trạng đầy lưu luyến, bịn rịn. Chàng trai dặn cô gái đôi câu rồi mới “đành lòng” quay gót bước đi. Chàng muốn ở lại bên cô mãi để tâm sự, để được âu yếm thấy hình ảnh người yêu “ủ lấy hương người” cho mai sau “khi chết”, “lửa xác” sẽ vẫn còn “đượm hơi” ấm áp, yêu thương dành cho nhau.
Chàng trai bế, cưng nựng đứa con riêng của người yêu mà như đang bế và âu yếm đứa con của chính mình. Cách cư xử này cho thấy sự bao dung và tình yêu thương vô bờ bến mà chàng trai dành cho cô gái.
Như vậy, khi tiễn đưa cô gái về nhà chồng, chàng trai ở trong tâm trạng đầy đau khổ, day dứt. Chính vì thế, hai câu thơ cuối giống như một sự “cởi trói” cho tình cảm của hai người. Họ cùng nhau ước nguyện, nếu không thể đến với nhau khi còn trẻ, thì sẽ chờ đợi nhau khi góa bụa về già. Quyết tâm đoàn tụ của hai người vẫn không khi nào nguôi ngoai.
Câu 2: Phân tích những câu thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng. Cách mô tả ấy biểu lộ tình yêu của chàng trai đối với cô gái như thế nào?
Khi tiễn người yêu về nhà chồng, lòng chàng trai vô cùng đau xót. Thế nhưng, chàng vẫn giữ được tình cảm son sắt, thiết tha của mình qua việc gọi cô gái là “người đẹp anh yêu”. Trong chính lúc ấy, lòng chàng trai cũng vô cùng mâu thuẫn với thực tế là cô gái “cất bước theo chồng” (thậm chí đã có con với chồng).
Hành động, cử cử chỉ của chàng trai cho thấy tâm trạng đầy lưu luyến, bịn rịn. Chàng trai dặn cô gái đôi câu rồi mới “đành lòng” quay gót bước đi. Chàng muốn ở lại bên cô mãi để tâm sự, để được âu yếm thấy hình ảnh người yêu “ủ lấy hương người” cho mai sau “khi chết”, “lửa xác” sẽ vẫn còn “đượm hơi” ấm áp, yêu thương dành cho nhau.
Chàng trai bế, cưng nựng đứa con riêng của người yêu mà như đang bế và âu yếm đứa con của chính mình. Cách cư xử này cho thấy sự bao dung và tình yêu thương vô bờ bến mà chàng trai dành cho cô gái.
Như vậy, khi tiễn đưa cô gái về nhà chồng, chàng trai ở trong tâm trạng đầy đau khổ, day dứt. Chính vì thế, hai câu thơ cuối giống như một sự “cởi trói” cho tình cảm của hai người. Họ cùng nhau ước nguyện, nếu không thể đến với nhau khi còn trẻ, thì sẽ chờ đợi nhau khi góa bụa về già. Quyết tâm đoàn tụ của hai người vẫn không khi nào nguôi ngoai.
Câu 2: Phân tích những câu thơ mô tả hành động, tâm trạng của cô gái trên đường về nhà chồng. Cách mô tả ấy biểu lộ tình yêu của chàng trai đối với cô gái như thế nào?
Trả lời:
Đoạn thơ thứ hai nói lên tâm sự cảm xúc của cô gái khi cất bước về nhà chồng. Tuy nhiên, đây là lời kể của chàng trai, nên tâm trạng của cô chỉ được thể hiện một cách gián tiếp và không nhiều.
Tâm trạng của cô gái là muốn níu kéo những phút giây cuối cùng được ở bên người yêu thêm dài mãi. Chân cô bước đi mà đầu thì còn “ngoảnh lại”, ánh mắt còn “ngoái trông anh” và bước chân càng xa thì lòng càng đau đớn.
Qua mỗi cánh rừng, cô gái đều cố tình dừng lại để chờ chàng trai đi kịp theo. Cô “ ngắt lá ớt ngồi đợi”, “ngắt lá cà ngồi chờ”, tới rừng lá ngón thì nán lại ngóng trông. Cô vừa chờ đợi, vừa tha thiết muốn được nhắn nhủ yêu thương và được người yêu dặn dò đôi điều.
Tất cả những hành động, tâm trạng đó của cô gái đều được bộc lộ qua những cảm nhận và lời kể của chàng trai. Bằng tình yêu thương và ánh nhìn đau xót, anh ngậm ngùi nhìn người con gái mà mình yêu ngập ngừng bước chân và có những hành động ngập ngừng, níu kéo tưởng chừng như vô ý của cô. Những lời thơ đầy trìu mến, yêu thương cho thấy tình cảm sâu nặng, ân tình mà chàng trai dành trao.
Tình cảm yêu thương, gắn bó của đôi lứa không đến được với nhau mà phải chịu cảnh xa rời vì gia đình nghèo khó cũng là sự phản ánh cho hiện thục xã hội của đồng bào miền núi lúc bấy giờ. Người con gái vì nhà nghèo mà bị bán đi làm vợ cho người giàu, còn chàng trai thì gắng sức kiếm tiền để chuộc cô gái về. Thế nhưng, càng gian khổ, trắc trở bao nhiêu, thì tình cảm của đôi lứa lại càng đong đầy bấy nhiêu.
Đoạn thơ thứ hai nói lên tâm sự cảm xúc của cô gái khi cất bước về nhà chồng. Tuy nhiên, đây là lời kể của chàng trai, nên tâm trạng của cô chỉ được thể hiện một cách gián tiếp và không nhiều.
Tâm trạng của cô gái là muốn níu kéo những phút giây cuối cùng được ở bên người yêu thêm dài mãi. Chân cô bước đi mà đầu thì còn “ngoảnh lại”, ánh mắt còn “ngoái trông anh” và bước chân càng xa thì lòng càng đau đớn.
Qua mỗi cánh rừng, cô gái đều cố tình dừng lại để chờ chàng trai đi kịp theo. Cô “ ngắt lá ớt ngồi đợi”, “ngắt lá cà ngồi chờ”, tới rừng lá ngón thì nán lại ngóng trông. Cô vừa chờ đợi, vừa tha thiết muốn được nhắn nhủ yêu thương và được người yêu dặn dò đôi điều.
Tất cả những hành động, tâm trạng đó của cô gái đều được bộc lộ qua những cảm nhận và lời kể của chàng trai. Bằng tình yêu thương và ánh nhìn đau xót, anh ngậm ngùi nhìn người con gái mà mình yêu ngập ngừng bước chân và có những hành động ngập ngừng, níu kéo tưởng chừng như vô ý của cô. Những lời thơ đầy trìu mến, yêu thương cho thấy tình cảm sâu nặng, ân tình mà chàng trai dành trao.
Tình cảm yêu thương, gắn bó của đôi lứa không đến được với nhau mà phải chịu cảnh xa rời vì gia đình nghèo khó cũng là sự phản ánh cho hiện thục xã hội của đồng bào miền núi lúc bấy giờ. Người con gái vì nhà nghèo mà bị bán đi làm vợ cho người giàu, còn chàng trai thì gắng sức kiếm tiền để chuộc cô gái về. Thế nhưng, càng gian khổ, trắc trở bao nhiêu, thì tình cảm của đôi lứa lại càng đong đầy bấy nhiêu.
Câu 3: Phân tích những câu thơ, những chi tiết thể hiện thái độ, cử chỉ ân cần của chàng trai đối với cô gái trong những ngày anh còn lưu lại ở nhà chồng của cô.
Trả lời:
Đoạn trích đã bị lược bỏ một phần nội dung: cô gái nhiều lần bị chồng dã man đánh ngã bên cối gạo, bên cái máng lợn vấy bẩn mà không hề có thể than trách lời nào. Phần thứ hai của của đoạn trích này là cảnh chàng trai chạy lại đỡ người yêu dậy, phủi áo và chải lại tóc cho cô.
Sự ân cần của chàng trai được thể hiện qua các chi tiết:
+ Chàng trai nâng cô gái dậy, phủi áo, chải tóc cho cô gái
Dậy đi em, dậy đi em ơi
Dậy rũ áo kẻo bọ
Dậy phủi áo kẻo lấm
Đầu bù anh chải cho
Tóc rối đưa anh búi hộ
+ Chàng trai đi chặt ống tre dày, mang về “hun gióng” để cho cô gái làm ống lam thuốc uống cho khỏi đau.
+ Cô gái quay tơ bị rối, anh cùng cô gỡ, vuốt lại cho mượt mà, rồi lại cùng quay tơ
Những hàng động, sự ân cần của chàng trai cho thấy sự cảm thông sâu sắc của anh đối với người mình yêu. Chàng trai như đau chung nỗi đau với người yêu mình, và bộc lộ rõ ràng niềm xót xa, đau đớn ấy qua các câu thơ.
Chính vì chứng kiến cảnh người yêu phải chịu nhiều cay đắng, cực khổ với cuộc sống ở nhà chồng, chàng trai lại càng khao khát cứu được người yêu, để hai người cùng đoàn tụ.
Câu 4: Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ có dùng phép điệp (từ ngữ, hình ảnh, kiểu câu). Hãy tìm và nhận xét giá trị biểu cảm của những câu thơ đó.
Đoạn trích đã bị lược bỏ một phần nội dung: cô gái nhiều lần bị chồng dã man đánh ngã bên cối gạo, bên cái máng lợn vấy bẩn mà không hề có thể than trách lời nào. Phần thứ hai của của đoạn trích này là cảnh chàng trai chạy lại đỡ người yêu dậy, phủi áo và chải lại tóc cho cô.
Sự ân cần của chàng trai được thể hiện qua các chi tiết:
+ Chàng trai nâng cô gái dậy, phủi áo, chải tóc cho cô gái
Dậy đi em, dậy đi em ơi
Dậy rũ áo kẻo bọ
Dậy phủi áo kẻo lấm
Đầu bù anh chải cho
Tóc rối đưa anh búi hộ
+ Chàng trai đi chặt ống tre dày, mang về “hun gióng” để cho cô gái làm ống lam thuốc uống cho khỏi đau.
+ Cô gái quay tơ bị rối, anh cùng cô gỡ, vuốt lại cho mượt mà, rồi lại cùng quay tơ
Những hàng động, sự ân cần của chàng trai cho thấy sự cảm thông sâu sắc của anh đối với người mình yêu. Chàng trai như đau chung nỗi đau với người yêu mình, và bộc lộ rõ ràng niềm xót xa, đau đớn ấy qua các câu thơ.
Chính vì chứng kiến cảnh người yêu phải chịu nhiều cay đắng, cực khổ với cuộc sống ở nhà chồng, chàng trai lại càng khao khát cứu được người yêu, để hai người cùng đoàn tụ.
Câu 4: Đoạn trích sử dụng rất nhiều câu thơ có dùng phép điệp (từ ngữ, hình ảnh, kiểu câu). Hãy tìm và nhận xét giá trị biểu cảm của những câu thơ đó.
Trả lời:
Các câu thơ có dùng phép điệp (từ ngữ, hình ảnh, kiểu câu):
Các câu thơ có dùng phép điệp (từ ngữ, hình ảnh, kiểu câu):
- Vừa đi vừa ngoảnh lại
Vừa đi vừa ngoái trông…
- Chết ba năm hình con treo đó
Chết thành sông vục nước uống mát lòng
…
Chết thành hồn, chung một mái song song.
- Yêu nhau , yêu trọn đời gỗ cứng
Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già…
Vừa đi vừa ngoái trông…
- Chết ba năm hình con treo đó
Chết thành sông vục nước uống mát lòng
…
Chết thành hồn, chung một mái song song.
- Yêu nhau , yêu trọn đời gỗ cứng
Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già…
Cùng với phép điệp, đoạn thơ còn sử dụng những câu có chung kiểu cấu trúc ngữ pháp, dùng nhiều hình ảnh so sánh tương đồng và phép ẩn dụ liên tiếp, giống như từng đợt sóng, lớp nọ chồng lên lớp kia không dứt. Qua đó, người đọc thấy được tấm lòng thủy chung, sắt son của đôi bạn trẻ người Thái, dù vượt qua bao gian nan vẫn không hề phai nhòa đi tình yêu thương dành cho nhau. Ước mơ được đoàn tụ, được sống hạnh phúc bên nhau của họ không gì có thể lay chuyển được.
Chọn cách diễn đạt với các BPNT như vậy, tác giả dân gian đã cụ thể hóa những tâm tư, tình cảm, khát vọng của tuổi trẻ, của đôi lứa bằng những hành động, cử chỉ yêu thương, chăm sóc, thể hiện rõ ràng cảm xúc, tình yêu đang trào dâng mãnh liệt trong lòng con người. Họ mộc mạc, chân thành và cũng mạnh mẽ như chính đại ngàn.
Chọn cách diễn đạt với các BPNT như vậy, tác giả dân gian đã cụ thể hóa những tâm tư, tình cảm, khát vọng của tuổi trẻ, của đôi lứa bằng những hành động, cử chỉ yêu thương, chăm sóc, thể hiện rõ ràng cảm xúc, tình yêu đang trào dâng mãnh liệt trong lòng con người. Họ mộc mạc, chân thành và cũng mạnh mẽ như chính đại ngàn.
+ Mở rộng xem đầy đủ