Trả lời câu 3 trang 128 – Bài 35 – SGK môn Địa lý lớp 9
Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này?
Lời giải:
* Những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Dân cư:
+ Đồng bằng sông Cửu Long có dân số khá đông, mật độ dân số khá cao.
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của vùng tương đương với cả nước (1,4% năm 1999).
+ Về thành phần dân tộc, ngoài người Kinh còn có người Khơ - me, người Chăm, người Hoa.
- Xã hội:
+ Trình độ đô thị hóa còn thấp: tỉ lệ dân thành thị thấp (năm 1999: tỉ lệ dân thành thị của vùng là 17,1 %, trong khi cả nước chỉ 23,6%).
* Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị vì:
- Xã hội:
+ Trình độ đô thị hóa còn thấp: tỉ lệ dân thành thị thấp (năm 1999: tỉ lệ dân thành thị của vùng là 17,1 %, trong khi cả nước chỉ 23,6%).
+ Tỉ lệ hộ nghèo ít hơn so với cả nước (năm 1999: tỉ lệ hộ nghèo của vùng là 10,2% và cả nước lả 13,3%).
+ Thu nhập bình quân đầu người cao hơn cả nước (với 342,1 nghìn đồng, cả nước là 295 nghìn đồng).
+ Trình độ dân trí thấp hơn cả nước (88,1% < 90,3%).
+ Tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình cả nước (của vùng là 71,1 tuổi, cả nước là 70,9 tuổi).
* Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị vì:
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
- Tỉ lệ dân đô thị còn thấp cho thấy trình độ công nghiệp hóa ở đồng bằng còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm
→ Phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng’ dân trí và phát triển đô thị sẽ:
- Thu hút mạnh hơn đầu tư của các vùng khác trong nước và của nước ngoài, từ đó phát huy tốt hơn các thế rnạnh về tự nhiên và lao động của vùng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
cấu kinh tế.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
Ghi nhớ:
Đồng bằng sông cửu long có vị trí địa lý thuận lợi, địa hình thấp, bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo, nguồn nước, đất, sinh vật trên cạn và dưới nước rất phong phú. Tuy mặt bằng dân trí chưa cao, nhưng người dân thích ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá.
Giải các bài tập Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long khác
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 125 – Bài 35 - SGK môn Địa lý lớp 9 Dựa vào hình 35.1,...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 125 – Bài 35 - SGK môn Địa lý lớp 9 Dựa vào hình 35.1,...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 126 – Bài 35 - SGK môn Địa lý lớp 9 Dựa vào hình 35.2, nhận...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 126 – Bài 35 - SGK môn Địa lý lớp 9 Nêu một số khó khăn...
Trả lời câu hỏi in nghiêng trang 128 – Bài 35 - SGK môn Địa lý lớp 9 Dựa vào số liệu bảng...
Trả lời câu 1 trang 128 – Bài 35 – SGK môn Địa lý lớp 9 Nêu thế mạnh về...
Trả lời câu 2 trang 128 – Bài 35 – SGK môn Địa lý lớp 9 Ý nghĩa của...
Trả lời câu 3 trang 128 – Bài 35 – SGK môn Địa lý lớp 9 Nêu những đặc điểm...
Mục lục Sự Phân Hóa Lãnh Thổ theo chương
Sự Phân Hóa Lãnh Thổ - Giải bài tập SGK Địa lý 9
+ Mở rộng xem đầy đủ