Soạn bài Nói với con

1. Mượn lời nói của con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào ?

2. Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy.

3. Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của người “đồng mình”, từ đó nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào ?

4. Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ ? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là gì ?

5. Nhận xét về cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ. (Gợi ý: Người miền núi thường có cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ. Chẳng hạn bốn dòng thơ đầu bài hay các câu: “Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát”, “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”…)

Lời giải:

I. Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 trang 73 - SGK Ngữ Văn 9 tập 2 : Mượn lời nói của con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào ?

Trả lời :

Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng gồm hai phần :

- Phần 1 : Lời cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng.

- Phần 2 : Truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được kế tục và phát triển.

 

Câu 2 trang 73 - SGK Ngữ Văn 9 tập 2 : Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy.

Trả lời :

Người con lớn lên trong sự yêu thương của cha mẹ : 

- Tình cảm gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành.

- Con còn lớn lên trong cuộc sống lao động, trong tình yêu thương của “ người đồng mình” và trong nghĩa tình, sự đùm bọc của quê hương làng xóm. 

- Chính những điều đẹp đẽ của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của con người.

 

Câu 3 trang 73 - SGK Ngữ Văn 9 tập 2 : Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của người “đồng mình”, từ đó nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào ?

Trả lời :

Những đức tính cao đẹp của người đồng mình hiện dần lên qua lời tâm tình của người cha với cách nói vừa cụ thể vừa mang sức khái quát. 

- Đó là tấm lòng thuỷ chung với nơi chôn rau cắt rốn.

- Đó là một cuộc sống tràn đầy niềm vui và lạc quan.

- Người cha ước mong, hi vọng người con phải yêu quý, tự hào với truyền thống đó của quê hương để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ chung. 

 

Câu 4 trang 74 - SGK Ngữ Văn 9 tập 2 : Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ ? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là gì ?

Trả lời :

Tình cảm của người cha với người con là “yêu lắm con ơi”.

- Người cha đã nói tất cả nguồn sinh dưỡng chan hòa niềm vui, niềm lạc quan và sự đùm bọc của cha mẹ.

- Người cha cũng nhắc cho con biết về những nét đáng tự hào của “người đồng mình”, của quê hương. 

- Điều lớn nhất mà người cha muốn con cảm nhận đó là lòng tự hào về quê hương và lòng tự tin khi bước vào đời. 

 

Câu 5 trang 74 - SGK Ngữ Văn 9 tập 2 : Nhận xét về cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh của nhà thơ. (Gợi ý: Người miền núi thường có cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ. Chẳng hạn bốn dòng thơ đầu bài hay các câu: “Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát”, “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”…)

Trả lời :

Cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bằng hình ảnh là nét độc đáo của nghệ thuật bài thơ.

- Các hình ảnh được sử dụng trong bài vừa cụ thể vừa mang tính khái quát.

- Vận dụng lối nói của người miền núi để thể hiện tình cảm của cha với con.

 

II. Luyện tập (trang 74 - SGK Ngữ Văn 9 tập 2)

Đặt mình là nhân vật người con trong bài thơ, soạn một bài nói ngắn về cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con.

Học sinh dựa theo những gợi ý sau để viết bài văn ngắn

- Mở bài : Giới thiệu bài thơ “Nói với con”

- Thân bài : Phân tích từng khổ thơ

+ Khổ 1 : cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng.

+ Khổ 2 : Những đức tính cao đẹp của người đồng mình

+ Người cha ước mong, hi vọng người con phải yêu quý, tự hào với truyền thống đó của quê hương để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ chung. 

- Kết bài : Cảm nhận chung về bài thơ.