Soạn bài Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích

I - Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi

Đề 1. Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

Đề 2. Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Đề 3. Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.

Đề 4. Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Câu hỏi :

a) Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện ?

b) Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào ? (Gợi ý: đề phân tích yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét. Đề suy nghĩ yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, gó nhìn nào đó, ví dụ quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ trong xã hội,… Tuy nhiên đây không phải là hai “kiểu bài” nghị luận.)

II - Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Học sinh tự đọc trong SGK trang 65 - Ngữ Văn 9 tập 2

III - Luyện tập

Cho đề bài : Suy nghĩ của em về truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Hãy viết phần Mở bài và một đoạn phần Thân bài.

Lời giải:

I - Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi

Đề 1. Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương ở Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

Đề 2. Phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Đề 3. Suy nghĩ về thân phận Thúy Kiều trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều của Nguyễn Du.

Đề 4. Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Trả lời câu hỏi :

a) Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện ?

Các đề bài đã nêu ra các vấn đề nghị luận :

- Đề 1 : Thân phận người phụ nữ (chủ đề tác phẩm)

- Đề 2 : Diễn biến cốt truyện (nội dung tác phẩm)

- Đề 3 : Thân phận Thúy Kiều (chủ đề tác phẩm)

- Đề 4 : Đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh (chủ đề tác phẩm)

b) Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào ? (Gợi ý: đề phân tích yêu cầu phân tích tác phẩm để nêu ra nhận xét. Đề suy nghĩ yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, gó nhìn nào đó, ví dụ quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ trong xã hội,… Tuy nhiên đây không phải là hai “kiểu bài” nghị luận.)

- Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi cách làm bài có sự khác nhau

- Đây không phải là hai kiểu bài khác nhau mà chỉ khác nhau về sắc thái.

 

II - Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Học sinh tự đọc trong SGK trang 65 - Ngữ Văn 9 tập 2

 

Ghi nhớ :

- Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.

- Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận :

+ Mở bài : Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

+ Thân bài : Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

+ Kết bài : Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

- Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.

- Giữa các phần, các đoạn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.

 

III - Luyện tập

Cho đề bài : Suy nghĩ của em về truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. Hãy viết phần Mở bài và một đoạn phần Thân bài.

- Mở bài :

Nam Cao được đánh giá là nhà văn hiện thực xuất sắc nhất thế kỉ XX trên văn đàn Việt Nam. Các tác phẩm của ông thường để lại những ám ảnh, day dứt trong lòng độc giả về thân phận con người. Lão Hạc chính là một trong những truyện như thế.

- Thân bài :

Ở phần cuối truyện “Lão Hạc”, tác giả đặt nhân vật giữa hai tọa độ nhìn khác nhau: vợ ông giáo và Binh Tư. Trò chuyện với vợ, ông giáo nghiền ngẫm, triết lí về việc nhìn nhận và đánh giá của người đời. Trò chuyện với Binh Tư, ông giáo từ sửng sốt chuyển sang thất vọng về lão Hạc. Ở chỗ này, Nam Cao đã thật cao tay - ông đưa ra một sự hiểu lầm thật sự bất ngờ để rồi cũng bằng cách bất ngờ nhất, ông lật mở sự việc làm cho người đọc cảm phục và xót xa trong sự hiểu biết trọn vẹn: lão Hạc vẫn nguyên vẹn, trong sạch cho đến lúc chết.