Soạn bài Ôn tập về truyện - SGK môn Ngữ văn 9 tập 2
1. Thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 9 (cả hai tập) theo mẫu dưới đây:
STT | Tên tác phẩm | Tác giả | Năm sáng tác | Tóm tắt thi đấu |
Lưu ý: Nếu văn bản là đoạn trích từ một tác phẩm dài thì sau tên đoạn trích ghi cả tên tác phẩm và để trong ngoặc đơn.
2. Các tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng Tám 1945 trong bản thống kê trên đã phản ánh được những nét gì về đất nước và con người Việt Nam ở giai đoạn đó.
3. Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được miêu tả qua những nhân vật nào?
Hãy nêu những nét tác phẩm chung của các nhân vật ấy và nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật.
4. Trong số các nhân vật của những tác phẩm truyện được học ở lớp 9, em có ấn tượng sâu sắc với những nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật.
5. Các tác phẩm truyện ở lớp 9 đã được trần thuật theo các ngôi kể nào? Những truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện (nhân vật xưng “tôi”)? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào?
6. Ở những truyện nào tác giả sáng tạo được tình huống truyện đặc sắc?
Câu 1 - Trang 144 SGK ngữ văn 9 tập 2: Thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong sách Ngữ văn 9 (cả hai tập) theo mẫu dưới đây:
STT | Tên tác phẩm | Tác giả | Năm sáng tác | Tóm tắt thi đấu |
Lưu ý: Nếu văn bản là đoạn trích từ một tác phẩm dài thì sau tên đoạn trích ghi cả tên tác phẩm và để trong ngoặc đơn.
Trả lời
Bảng thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học:
STT | Tên tác phẩm | Tác giả | Năm sáng tác | Tóm tắt nội dung |
1 | Làng | Kim Lân | 1948 | Tình yêu làng gắn với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân |
2 | Lặng lẽ Sa Pa | Nguyễn Thành Long | 1970 | Những người lao động thầm lặng cống hiến hết sức mình cho đất nước |
3 | Chiếc lược ngà | Nguyễn Quang Sáng | 1966 | Truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh |
4 | Bến quê | Nguyễn Minh Châu | Trong tập Bến quê (1985) | Truyện thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những giá trị và vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương. |
5 | Những Ngôi sao xa xôi | Lê Minh Khuê | 1971 | Truyện làm nổi bật tâm hồn trong sáng, mơ mộng, hồn nhiên,lạc quan và phẩm chất dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao của 3 cô gái TNXP ở tuyến đường Trường Sơn ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm khác chiến chống Mĩ cứu nước |
Câu 2 - Trang 144 SGK ngữ văn 9 tập 2: Các tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng Tám 1945 trong bản thống kê trên đã phản ánh được những nét gì về đất nước và con người Việt Nam ở giai đoạn đó.
Trả lời:
Nhận xét về hình ảnh đời sống và con người Việt Nam được phản ánh trong các truyện:
- Phản ánh được một phần những nét tiêu biểu của đời sống xã hội và con người Việt Nam.
- Hình ảnh con người Việt Nam thuộc nhiều thế hệ trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được thể hiện sinh động.
Câu 3 - Trang 144 SGK ngữ văn 9 tập 2: Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được miêu tả qua những nhân vật nào?
Hãy nêu những nét tác phẩm chung của các nhân vật ấy và nét tính cách nổi bật ở mỗi nhân vật.
Trả lời:
Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam:
+ Ông Hai: tình yêu làng đặt trong tình cảm yêu nước và tinh thần kháng chiến.
+ Anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa: có những suy nghĩ và tình cảm tốt đẹp, trong sáng về công việc và đối với mọi người.
+ Bé Thu: tính cách cứng cỏi, tình cảm nồng nàn, thắm thiết với người cha.
+ Ông Sáu: tình cha con sâu nặng, tha thiết trong hoàn cảnh éo le và xa cách của chiến tranh.
+ 3 cô gái TNXP: tinh thần dũng cảm không sợ hi sinh khi làm nhiệm vụ, tình cảm trong sáng, hồn nhiên, lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
Câu 4 - Trang 144 SGK ngữ văn 9 tập 2: Trong số các nhân vật của những tác phẩm truyện được học ở lớp 9, em có ấn tượng sâu sắc với những nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật.
Trả lời
Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật ông Sáu:
- Giới thiệu nhân vật ông Sáu.
- Phân tích tình yêu thương con của ông Sáu:
+ Trong ba ngày nghỉ phép
+ Trong giờ phút chia tay
+ Những ngày ở chiến khu
+ Trước lúc hi sinh
Câu 5 - Trang 145 SGK ngữ văn 9 tập 2: Các tác phẩm truyện ở lớp 9 đã được trần thuật theo các ngôi kể nào? Những truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện (nhân vật xưng “tôi”)? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào?
Trả lời:
Về phương thức trần thuật:
- Người kể xưng “tôi” có truyện “Chiếc lược ngà”, “Những ngôi sao xa xôi”.
- Những truyện “Lặng lẽ Sa Pa”, “Bến quê”, “Làng” kể theo ngôi thứ ba.
Câu 6 - Trang 145 SGK ngữ văn 9 tập 2: Ở những truyện nào tác giả sáng tạo được tình huống truyện đặc sắc?
Trả lời:
Tình huống truyện:
- “Làng”:Tin đồn làng ông Hai theo giặc, trong khi ông lại rất hãnh diện, rất hay khoe về làng mình.
- “Chiếc lược ngà”: Người cha nóng lòng được gặp con, mong được một tiếng “ba”, nhưng con lại bướng bỉnh không chịu. Rồi chiếc lược ngà, một biểu hiện tình thương, cuối cùng cũng đến tay được người con, dù người cha đã hi sinh.
- “Lặng lẽ Sa Pa”: sự gặp gỡ với một người cô độc nhất thế gian, một người thèm người trên đỉnh Yên Sơn.
- “Những ngôi sao xa xôi”: cuộc sống trên trọng điểm ác liệt, đi phá bom, bom vùi, mưa đá.
- Trong “Bến quê” là nhân vật Nhĩ khi nằm trên giường bệnh chỉ có thể thấy bến quê qua cửa sổ.