Soạn bài Luyện nói Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm

I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ
Lập đề cương cho các bài tập sau và tập nói để trình bày trước lớp.
1. Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn (xem lại phần Tập làm văn, tr.117).
2. Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt (xem lại phần Tập làm văn, tr.161).
3. Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (từ đầu đến “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!”), hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
Lưu ý:
a) Sử dụng yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc thoại.
b) Không viết thành bài văn, chỉ nêu ra các ý chính mà mình sẽ nói.
c) Luyện tập nói ở nhà, hình dung trước: mở đầu nên nói gì, sau đó lần lượt nói về các nội dung gì và kết thúc như thế nào.
II. LUYỆN NÓI TRÊN LỚP
1. Chủ động xin được trình bày trước lớp những nội dung đã chuẩn bị ở nhà hoặc sẵn sàng đáp ứng khi thầy, cô giáo yêu cầu.
2. Nói rõ ràng, mạch lạc, có giọng điệu, tư thế ngay ngắn, mắt hướng về người nghe.
3. Chú ý rút kinh nghiệm về các lỗi (cả nội dung và hình thức) trong phần trình bày miệng của mình trên lớp.
Lời giải:
Câu 1 trang 179 - SGK Ngữ văn 9 tập 1: Tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn.
- Đó là việc gì? 
- Việc đó đã diễn ra như thế nào?
- Em có tâm trạng day dứt, ân hận ra sao?... (Vận dụng các yếu tố nghị luận và độc thoại nội tâm)
 
Câu 2 trang 179 - SGK Ngữ văn 9 tập 1: Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn tốt
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? (thời gian, địa điểm, người điều khiển, không khí,...)
- Nội dung của buổi sinh hoạt là gì? 
- Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó?
- Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn tốt như thế nào? (trình bày các lí lẽ, dẫn chứng cụ thể...)
 
Câu 3 trang 179 - SGK Ngữ văn 9 tập 1: Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (từ đầu đến “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!”), hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.
- Xác định ngôi kể: Đóng vai Trương Sinh, ngôi thứ nhất, xưng “tôi” hoặc “ta”
- Xác định nội dung kể:
+ Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và “tôi”
+ Cuộc sống gia đình yên ấm, hạnh phúc trước chiến tranh
+ Khi “tôi” trở về: đi thăm mộ mẹ, nghe lời con nhỏ...
+ Những lời trách móc, mắng nhiếc của “tôi” đối với vợ mình
+ Cái chết của Vũ Nương
+ Sự việc giúp “tôi” nhận ra sai lầm của chính mình: Ngồi bên đèn, nghe con nói về người cha hay tới đêm đêm...
- Xác định các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm: khi nghe con nhỏ nói về người cha trong 2 hoàn cảnh: khi đi thăm mộ mẹ và khi ngồi bên đèn; tâm trạng khi nhận ra nỗi oan của vợ...
+ Mở rộng xem đầy đủ