Soạn bài Luyện nói Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - SGK môn Ngữ văn 9 tập 2

1. Ôn lại để nắm vững yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, nội dung cơ bản của từng phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
 
2.
Cho đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Hãy lập dàn ý và tập trình bày bài nói của mình.
 
II. Luyện nói trên lớp:
1. Yêu cầu:
- Bám sát đề bài.
- Trình bày theo dàn ý, chú ý liên kết giữa các phần mở bài, thân bài và kết bài.
- Bài nói truyền cảm, thu hút sự chú ý của người nghe, không đọc thuộc lòng.
2. Luyện nói trước nhóm và trước lớp.
Lời giải:
Câu 1 – trang 112 SGK ngữ văn 9 tập 2: Ôn lại để nắm vững yêu cầu đối với bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, nội dung cơ bản của từng phần Mở bài, Thân bài, Kết bài.
 
Trả lời
 
* Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần:
– Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.)
– Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
– Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.
* Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,… của tác phẩm.

Câu 2 – trang 112 SGK ngữ văn 9 tập 2: Cho đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời – Bàn về bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt. Hãy lập dàn ý và tập trình bày bài nói của mình.
(Gợi ý: Bài thơ Bếp lửa được Bằng Việt sáng tác khi nào? Hình ảnh bếp lửa gợi lên hoàn cảnh sống thuộc thời kì nào của đất nước, gia đình; được gắn với người bà tần tảo ra sao? Hình ảnh ấy gợi lên trong lòng nhà thơ những tình cảm gì? Ý nghĩa nhiều mặt của bài thơ?)
 
Bài làm
 
Dàn ý:
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác.
- Cảm nhận chung về bài thơ.
b. Thân bài:
* Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc:
* Những kỉ niệm ấu thơ
* Suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa
c. Kết bài:
- Qua bài thơ, nhà thơ đã gửi gắm triết lí thầm kín mà sâu sắc.
-  Khẳng định giá trị của bài thơ.
 
II. Luyện nói trên lớp:
1. Yêu cầu:
- Bám sát đề bài.
- Trình bày theo dàn ý, chú ý liên kết giữa các phần mở bài, thân bài và kết bài.
- Bài nói truyền cảm, thu hút sự chú ý của người nghe, không đọc thuộc lòng.
2. Luyện nói trước nhóm và trước lớp.
+ Mở rộng xem đầy đủ