Soạn bài Viết bài tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học - SGK môn Ngữ văn 9 tập 2

Đề 1: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố).

Đề 2: Số phận và tính cách nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.

Đề 3: Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, em hãy viết bài nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri.

Đề 4: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng của Ta-go.

Đề 5: Bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.

Đề 6: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy.

Đề 7: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

Lời giải:
Đề 1 – trang 99 SGK ngữ văn 9 tập 2: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố).
 
Bài làm
 
1. Mở bài: 
- Giới thiệu nhà văn Ngô Tất Tố và tiểu thuyết Tắt đèn.
- Nêu vấn đề
2. Thân bài:
* Tình cảnh nhà chị Dậu
* Phân tích những nét nổi bật ở nhân vật chị Dậu
* Chỉ ra những đặc sắc nghệ thuật trong việc khắc hoạ hình tượng nhân vật
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vẻ đẹp đáng quý của nhân vật chị Dậu.
- Nhấn mạnh sự thành công xuất sắc của nhà văn Ngô Tất Tố.
 
Đề 2 – trang 99 SGK ngữ văn 9 tập 2: Số phận và tính cách nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
 
Bài làm
 
1. Mở bài: 
- Giới thiệu Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc.
- Giới thiệu số phận và tính cách nhân vật lão Hạc.
2. Thân bài:
- Hoàn cảnh khốn cùng của lão Hạc
- Tuy khốn khổ nhưng lão vẫn giữ được bản chất lương thiện, trong sạch.
- Số phận đau khổ, bế tắc nhưng tính cách vẫn cứng cỏi, trong sáng. 
- Trình bày suy nghĩ về sự phát hiện, bênh vực và ngợi ca phẩm chất tốt đẹp của người nông dân trong sáng tác của Nam Cao.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vẻ đẹp đáng quý của lão Hạc.
- Đóng góp của Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc.
 
Đề 3 – trang 99 SGK ngữ văn 9 tập 2: Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, em hãy viết bài nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri.
 
Bài làm
 
1. Mở bài: 
- Giới thiệu O Hen-ri và truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.
- Nêu vấn đề “Tình đời trong chiếc lá”.
2. Thân bài:
- Ý nghĩ của Giôn–xi về cái chết và chiếc lá cuối cùng.
- Sự tận tình chăm sóc của Giôn-xi; sự hết lòng của thầy thuốc 
- Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng 
- Chiếc lá đã cứu sống Giôn-xi. Nhưng cụ Bơ-men lại chết vì viêm phổi.
- Chiếc lá – kiệt tác là tình cảm quên mình của cụ Bơ-men.
3. Kết bài:
Nhấn mạnh tình cảm của con người, tình cảm đó đã biến thành tác phẩm và sức mạnh kì diệu của tác phẩm nghệ thuật vì con người.

Đề 4 – trang 99 SGK ngữ văn 9 tập 2: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng của Ta-go.
 
Bài làm
 
1. Mở bài: 
- Dẫn dắt về tình mẫu tử.
- Sự độc đáo của Mây và sóng của Ta-go: vẻ đẹp mộng mơ với ý nghĩa sâu sắc.
2. Thân bài:
- Tình mẫu tử là đề tài muôn thuở của thi ca.
- Vẻ đẹp mộng mơ của bài thơ:
- Ý nghĩa sâu sắc của bài thơ:
3. Kết bài:
- Nhấn mạnh lại vai trò của tình mẫu tử đối với cuộc sống con người. 
- Khẳng định sức sống bất diệt của bài thơ Mây và sóng của Ta-go.
 
Đề 5 – trang 99 SGK ngữ văn 9 tập 2: Bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.
 
Bài làm
 
1. Mở bài: 
- Giới thiệu Hồ Chí Minh và sự nghiệp của Người
- Giới thiệu bài thơ Tức cảnh Pác Bó
2. Thân bài:
* “Thú lâm tuyền” của Bác Hồ thể hiện trong bài thơ
* Cốt cách tinh thần của Bác Hồ:
3. Kết bài:
- Nhấn mạnh lại mối quan hệ tất yếu giữa vẻ đẹp của tâm hồn nghệ sĩ và phẩm chất chiến sĩ ở Bác Hồ. 
- Khẳng định vẻ đẹp của bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.
 
Đề 6 – trang 99 SGK ngữ văn 9 tập 2: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy.
 
Bài làm
 
1. Mở bài: 
- Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Duy và bài thơ Ánh trăng.
- Nêu vấn đề
2. Thân bài:
- Cảm nhận chung về hình ảnh vầng trăng trong toàn bài:
- Trình bày suy nghĩ về khổ thơ cuối:
+ Thể hiện tập trung ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng
+ Trăng và người có sự đối lập
+Trăng như một người bạn với cái nhìn vô cùng nghiêm khắc mà vẫn độ lượng bao dung
+ Sự im lặng của vầng trăng khiến cho nhân vật trữ tình giật mình. 
+ Lời nhắc nhở về đạo lí ân nghĩa thuỷ chung.
3. Kết bài:
- Khắc họa lại thông điệp Nguyễn Duy gửi gắm qua khổ cuối bài thơ Ánh trăng
- Khẳng định sức sống bất diệt của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc.
 
Đề 7 – trang 99 SGK ngữ văn 9 tập 2: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.
 
Bài làm
 
1. Mở bài: 
- Giới thiệu nhà thơ Bằng Việt và bài thơ Bếp lửa.
- Nêu vấn đề: những suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ qua hình ảnh bếp lửa 
2. Thân bài:
* Hình ảnh bà và hình ảnh bếp lửa:
* Ý nghĩa triết lí sâu sắc của bài thơ:
- Những hồi ức tuổi thơ có sức toả sáng, nâng đỡ con người trên hành trình cuộc đời.
- Tình yêu và lòng biết ơn bà là biểu hiện của tình yêu gia đình, là cội nguồn của tình yêu con người và tình yêu đất nước.
* Những đặc sắc nghệ thuật:
- Thể thơ 8 chữ.
 - Hình ảnh bếp lửa vừa chân thực, vừa mang tính biểu tượng.
 - Kết hợp khéo léo giữa biểu cảm, tự sự, miêu tả và bình luận.
3. Kết bài:
- Khắc họa lại thông điệp nhà thơ Bằng Việt gửi gắm qua bài thơ Bếp lửa
- Khẳng định sức sống bất diệt của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc.


 

+ Mở rộng xem đầy đủ