Soạn bài Kiểm tra phần Tiếng Việt

1. Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ.
Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
2. Chỉ ra thành phần biệt lập trong những câu sau và giải thích thành phần ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó.
a) Thật đấy, chuyến này không được Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục.
(Kim Lân, Làng)
b) Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
 
3.
Cho biết những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu nào. Đó là phép liên kết nào?
a) – Ba không giống cái hình ba chụp với má.
    – Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi.
    – Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy.
   À ra vậy, bây giờ bà mới biết.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Không một hôm nào bà Hai ở quán về mụ không sấn đến vạch thúng ra xem:
– Ái chà! Nhà này có mớ cá ngon gớm, chiều tớ phải xin một bát mấy được.
Thế là đến chiều mụ sai con bưng bát đến xin.
 (Kim Lân, Làng)
 
4. Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn trích sau đây:
– Họa sĩ nào cũng đến Sa Pa! Ở đấy tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như bác. Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này…
                                                                                                                                                                                                                                 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
 
5. Chỉ ra sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong một đoạn văn ở một bài tập làm văn của em.
 
6. Đọc truyện cười: HAI KIỂU ÁO trong SGK và trả lời câu hỏi.
a) Câu nào trong những lời đối đáp trên đây chứa hàm ý?
b) Nội dung hàm ý ấy là gì?
c) Người nghe có giải đoán được hàm ý trong câu nói đó không? Chi tiết nào xác nhận điều này?
Lời giải:
Câu 1- trang 155 SGK ngữ văn 9 tập 2: Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ.
Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Trả lời:
 
Khởi ngữ là “mắt tôi”; có thể viết lại câu này thành: Nhìn mắt tôi, các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
 
Câu 2 - trang 155 SGK ngữ văn 9 tập 2: Chỉ ra thành phần biệt lập trong những câu sau và giải thích thành phần ý nghĩa mà nó đem lại cho câu chứa nó.
a) Thật đấy, chuyến này không được Độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục.
(Kim Lân, Làng)
b) Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Trả lời:
Các thành phần biệt lập trong câu:
a) “Thật đấy” là thành phần tình thái, dùng để xác nhận điều được nói đến trong câu.
b) “may” là thành phần tình thái, dùng để bộc lộc thái độ đánh giá tốt với điều được nói đến trong câu.
 
Câu 3 - trang 156 SGK ngữ văn 9 tập 2: Cho biết những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây có tác dụng liên kết câu chứa chúng với câu nào. Đó là phép liên kết nào?
 
Trả lời
 
a) – Ba không giống cái hình ba chụp với má.
    – Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi.
    – Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy.
   À ra vậy, bây giờ bà mới biết.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Không một hôm nào bà Hai ở quán về mụ không sấn đến vạch thúng ra xem:
– Ái chà! Nhà này có mớ cá ngon gớm, chiều tớ phải xin một bát mấy được.
Thế là đến chiều mụ sai con bưng bát đến xin.
 (Kim Lân, Làng)
Trả lời:
 
a) Phép lặp (giống, ba, già, ba con); phép thế (vậy).
b) Phép nối (Thế là).
 
Câu 4 trang 156 SGK ngữ văn 9 tập 2: Chỉ ra phép lặp từ ngữ và phép thế để liên kết câu trong đoạn trích sau đây:
 
– Họa sĩ nào cũng đến Sa Pa! Ở đấy tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi nhiều họa sĩ như bác. Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này…
                                                                                                                                                                                                                                 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Trả lời:
 
– Phép lặp: Hoạ sĩ – hoạ sĩ
– Phép thế: Sa Pa – đấy.
 
Câu 5 - Trang 156 SGK ngữ văn 9 tập 2: Chỉ ra sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong một đoạn văn ở một bài tập làm văn của em.
 
Trả lời: 
 
Phân tích phép liên kết trong đoạn văn:
(1) Giả sử ngày ấy Ngô Tất Tố kết thúc tác phẩm một cách sáng sủa hơn, ví như cho chị Dậu gặp cách mạng, chị được giác ngộ và trưởng thành, hoặc giả cho chị Dậu gặp may hơn ở một hoàn cảnh nào đó để chị cứu được chồng, chuộc được con, thoát khỏi kiếp mù mịt “tắt đèn”, thì sự thể sẽ như thế nào? (2) Nếu như thế có lẽ tiểu thuyết “Tắt đèn” không ai còn nhớ đến nữa. (3) Nhưng Ngô Tất Tố đã lựa chọn một cách kết thúc đúng như nó phải kết thúc. (4) Ở đây một mặt ông không thể không tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực để làm tăng tính chất phê phán, tố cáo; mặt khác và quan trọng hơn là kết thúc như thế đã tạo ra được hiệu quả thẩm mĩ trong người đọc. (5) Gấp cuốn sách lại, trăm ngàn câu hỏi hiện lên day dứt người đọc: (6) Chị Dậu sẽ đi đâu? (7) Chồng con chị sẽ ra sao? (8) Còn cạm bẫy nào đang chờ chị? (9)Thế lực nào tiếp tục săn đuổi người đàn bà khốn khó này? …(10) Một kết thúc như vậy đã tạo nên được sức ám ảnh và lay thúc tâm hồn người đọc, buộc họ phải suy nghĩ, phải trăn trở khôn nguôi về số kiếp một con người.
- Liên kết chủ đề: Các câu đều nói về ý nghĩa phần kết tác phẩm “Tắt đèn”.
- Liên kết lô-gic: “Giả sử… kết thúc… một cách sáng sủa hơn” → không còn ai nhớ nữa; còn kết thúc cuộc đời chị Dậu vẫn “mù mịt” → day dứt khôn nguôi.
- Liên kết hình thức (thể hiện bằng phương tiện liên kết)
+ Câu (2) liên kết với câu (1) bằng phép thế (như thế), phép lặp (Tắt đèn). 
+ Câu (3) liên kết với câu (2) bằng phép nối “nhưng”, với câu (1) bằng phép lặp (kết thúc). 
+ Câu (4) liên kết với các câu trên bằng phép lặp (kết thúc), phép thế (như thế). 
+ Câu (5) liên kết với câu (4) bằng phép đồng nghĩa (kết thúc - gấp cuốn sách lại) và phép liên tưởng (hiệu quả thẩm mĩ- day dứt lòng người đọc),…
Câu 6 trang 156 SGK ngữ văn 9 tập 2: Đọc truyện cười: HAI KIỂU ÁO trong SGK và trả lời câu hỏi.
a) Câu nào trong những lời đối đáp trên đây chứa hàm ý?
b) Nội dung hàm ý ấy là gì?
c) Người nghe có giải đoán được hàm ý trong câu nói đó không? Chi tiết nào xác nhận điều này?
 
Trả lời:
 
Câu chứa hàm ý:
- Lớp hàm ý thứ nhất: Nếu ngài mặc hầu quan trên thì đầu ngài luôn phải cúi, do đó, vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc; còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen thì đầu ngài luôn ngẩng, do đó, vạt đằng sau phải may ngắn lại.
- Lớp hàm ý thứ hai: Trước quan trên ngài luôn sợ hãi, nịnh bợ; với dân đen ngài luôn hống hách, ra oai.
* Quan hiểu hàm ý thứ nhất. Điều đó được xác nhận qua chi tiết cuối truyện:
“Quan ngẫm nghĩ hồi lâu rồi bảo: 
- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu áo”.
Lớp hàm nghĩa thứ hai có lẽ quan không hiểu (hoặc giả vờ không hiểu), vì nếu không, ông ta sẽ trừng phạt người thợ may.
+ Mở rộng xem đầy đủ