Soạn bài Con chó bấc Trích “Tiếng gọi nơi hoang dã”
Đọc hiểu văn bản:
1. Hãy xác định bố cục của bài văn theo trật tự diễn biến sau đây:
a) Mở đầu,
b) Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc,
c) Tình cảm của Bấc đối với chủ.
Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, xét xem ở đây, nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của phía nào?
2. Cách cư xử của thoóc-tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào? Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc?
3. Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh khác nhau ra sao? Nhận xét về năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này.
4. Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc.
Đoạn trích “Con chó Bấc” kể về tình cảm của Giôn Thoóc-tơn dành cho con chó Bấc cũng như tình cảm của Bấc dành cho Thoóc-tơn. Thoóc-tơn không chỉ cứu sống Bấc mà còn là một ông chủ lí tưởng của nó. Với Bấc, tình yêu thương của nó dành cho chủ được thể hiện qua sự tôn thờ. Nhà văn Giắc Lân-đơn đã có nững nhận xét tinh tế khi viết về những con chó, thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời khi đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc, đồng thời bộc lộ tình cảm yêu thương của mình đối với loài vật.
- Phần 1 (Từ đầu đến mới khơi dậy lên được): mở đầu
- Phần 2 (tiếp theo đến hầu như biết nói đấy!): Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc.
- Phần 3 (Còn lại): Tình cảm của Bấc đối với Thoóc- tơn.
Đọc hiểu văn bản:
Câu 1 trang 154 SGK ngữ văn 9 tập 2. Hãy xác định bố cục của bài văn theo trật tự diễn biến sau đây:
a) Mở đầu,
b) Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc,
c) Tình cảm của Bấc đối với chủ.
Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, xét xem ở đây, nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của phía nào?
Trả lời:
Đoạn trích có thể chia làm 3 phần: (xem phần Bố cục)
Trong ba phần trên, phần thứ ba dài hơn cả. Điều đó cho thấy mục đích chính của tác giả là kể chuyện về con chó Bấc và miêu tả tình cảm của nó đối với chủ.
Câu 2 trang 154 SGK ngữ văn 9 tập 2. Cách cư xử của thoóc-tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào? Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc?
Trả lời:
Thoóc-tơn đối xử với những con chó của anh, đặc biệt là đối với Bấc “như thể chúng là con cái của anh vậy”. Cả trong suy nghĩ và trong hành động, anh không coi Bấc chỉ là một con chó mà là người bạn đồng hành, là bạn bè của anh.
Có thể coi Thoóc-tơn là một ông chủ lí tưởng. Nhà văn đã so sánh Thoóc-tơn với các ông chủ khác (Thẩm phán Mi-lơ và những đứa con của ông ta). Nếu như những người khác chăm sóc chó chỉ như một nghĩa vụ thì Thoóc-tơn thực sự chăm sóc Bấc như chăm sóc một người bạn. Điều đó được thể hiện ngay trong cách Thoóc-tơn biểu hiện tình cảm đối với Bấc: chào hỏi thân mật, túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa vào đầu mình, đẩy tới đẩy lui, trong tiếng rủa âu yếm “rủ rỉ bên tai”, trong tiếng kêu đầy vẻ ngạc nhiên: “Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!”. Những biểu hiện đó cho thấy Thoóc-tơn đúng là một ông chủ đặc biệt, rất coi trọng tình cảm, ngay cả đối với những con vật của mình.
Câu 3 trang 154 SGK ngữ văn 9 tập 2. Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh khác nhau ra sao? Nhận xét về năng lực quan sát của tác giả khi viết đoạn văn này.
Trả lời:
Cách biểu lộ tình cảm của Bấc cũng rất khác thường. Cái cách nó ép hai hàm răng vào tay chủ một lúc lâu cho thấy tình cảm của Bấc dành cho Thoóc-tơn mãnh liệt đến mức nào. Mặt khác, nó không hề vồ vập, săn đón như những con chó khác mà chỉ lặng lẽ tôn thờ, quan sát chủ theo một cách rất riêng và chỉ nó mới có thể bộc lộ như vậy. Sự giao cảm bằng ánh mắt giữa nó và Thoóc-tơn đã nói lên tất cả sự ngưỡng mộ, thành kính, tình yêu thương của Bấc đối với người chủ mang trong mình những tình cảm mà trước đó nó chưa từng cảm nhận được bao giờ.
Sự gắn bó về tình cảm giữa Bấc và chủ được thể hiện sâu hơn trong phần cuối của đoạn trích. Càng yêu chủ bao nhiêu thì Bấc càng sợ mất bấy nhiêu. Bởi vậy, nó luôn bám theo Thoóc-tơn và không rời anh nửa bước. Chi tiết Bấc không ngủ “trườn qua giá lạnh đến tận mép lều, đứng đấy, lắng nghe tiếng thở đều đều của chủ…” rất sống động, có sức diễn tả lớn hơn cả những lời giãi bày trực tiếp, nó biểu hiện khả năng quan sát và miêu tả rất tinh tế của tác giả.
Câu 4 trang 154 SGK ngữ văn 9 tập 2. Chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào “tâm hồn” của con chó Bấc.
Trả lời:
Trong truyện, nhà văn không nhân hóa Bấc theo kiểu La Phông-ten (một nhà văn viết truyện ngụ ngôn nổi tiếng). Ông miêu tả con chó như nó vốn có, như những gì bạn đọc có thể hình dung về nó. Tuy vậy, dường như ông đã “hiểu thấu” tâm hồn nó nên đã miêu tả nó cực kì sinh động qua những suy nghĩ, cử chỉ, hành động,… Điều đó cho thấy trí tưởng tượng tuyệt vời, xuất phát từ những tình cảm chân thành, tha thiết của ông đối với loài vật.