Soạn bài Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự
1. Tìm hiểu các tình huống sau:
a) Tuần trước do bị ốm, em không được cùng các bạn trong lớp xem bộ phim Chiếc lá cuối cùng (dựa theo truyện ngắn cùng tên của O Hen-ri). Em muốn nhờ bạn kể lại bộ phim đó một cách vắn tắt.
b) Để nắm chắc nội dung Chuyện người con gái Nam Xương, cô giáo yêu cầu tất cả học sinh phải đọc và tóm tắt được văn bản ấy trước khi học trên lớp.
c) Trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ văn học, em được phân công giới thiệu một tác phẩm văn học mà em yêu thích. Công việc cần làm trước khi phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật là phải tóm tắt văn bản.
2. Suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Trong cả ba tình huống trên, người ta đều phải tóm tắt văn bản. Hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
b) Hãy tìm hiểu và nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự
1. Để tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương, có bạn nêu lên các sự việc và nhân vật chính sau đây:
– Chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) ở nhà.
– Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất.
– Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thuỷ.
– Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng giang tự vẫn.
– Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn.
– Phan Lang gặp lại Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh.
– Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện.
Hãy cho biết:
a) Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì đó là sự việc gì? Tại sao đó lại là sự việc quan trọng cần phải nêu?
b) Các sự việc nêu trên đã hợp lí chưa? Có gì cần thay đổi không?
2. Trên cơ sở đã bổ sung đầy đủ và sắp xếp hợp lí các sự việc, nhân vật, hãy viết một văn bản tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương trong khoảng 20 dòng.
3. Nếu phải tóm tắt tác phẩm này một cách ngắn gọn hơn, em sẽ tóm tắt như thế nào để với số dòng ít nhất mà người đọc vẫn hiểu được nội dung chính của văn bản?
III. Luyện tập
1. Viết văn bản tóm tắt một văn bản tự sự đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 (Lão hạc, Chiếc lá cuối cùng,…) và một văn bản sẽ học ở bài 5 Ngữ văn 9 (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh hoặc Hoàng Lê nhất thống chí).
2. Kể tóm tắt trước lớp về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc đã chứng kiến.
Lời giải:
I. Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự:
- Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc, người nghe dễ nắm được nội dung chính của câu chuyện.
- Tóm tắt văn bản tự sự hết sức cần thiết.
- Văn bản tóm tắt cần làm nổi bật lên sự việc và nhân vật chính.
- Văn bản tóm tắt ngắn gọn, cô đọng nên dễ nhớ.
II. Thực hành tóm tắt một văn bản tự sự:
Câu 1 trang 58, 59 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Để tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương, có bạn nêu lên các sự việc và nhân vật chính sau đây:
– Chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) ở nhà.
– Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất.
– Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thuỷ.
– Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng giang tự vẫn.
– Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn.
– Phan Lang gặp lại Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh.
– Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện.
Hãy cho biết:
a) Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì đó là sự việc gì? Tại sao đó lại là sự việc quan trọng cần phải nêu?
b) Các sự việc nêu trên đã hợp lí chưa? Có gì cần thay đổi không?
Trả lời:
Sách giáo khoa đã nêu lên khá đầy đủ cốt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”. Tuy vậy vẫn thiếu một số sự việc rất quan trọng. Đó là sau khi vợ tự vẫn, một đêm Trương Sinh ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới đêm đêm. Chính sự việc này làm chàng hiểu ra vợ mình đã bị oan. Nghĩa là chàng hiểu ngay ra sau khi vợ chết chứ không phải đợi đến khi Phan Lang về kể lại việc gặp Vũ Nương dưới động Linh Phi, Trương Sinh mới biết vợ mình bị oan như sự việc thứ bảy trong SGK đã nêu lên. Đấy chính là sự việc chưa hợp lí, cần bổ sung, điều chỉnh trước khi viết văn bản tóm tắt.
Câu 2 trang 59 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Trên cơ sở đã bổ sung đầy đủ và sắp xếp hợp lí các sự việc, nhân vật, hãy viết một văn bản tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương trong khoảng 20 dòng.
Trả lời:
Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương:
Nàng Vũ Nương quê ở Nam Xương đẹp người đẹp nết, lấy chồng là Trương Sinh – con nhà giàu, ít học, tính hay đa nghi, cả ghen. Gia đình đang yên ấm hạnh phúc thì chàng Trương phải rời nhà đi lính. Ở nhà, Vũ Nương sinh được con trai đặt tên là Đản. Nàng chăm sóc con và mẹ chồng chu đáo, lo thuốc thang, cầu khấn thần Phật khi mẹ chồng ốm, lo ma chay chu tất khi mẹ chồng mất.
Khi trở về, Trương Sinh nghe theo lời con trẻ nghi ngờ vợ phản bội. Vũ Nương một mực phân trần, giải thích nhưng Trương Sinh không nghe, thậm chí còn mắng nhiếc đánh đuổi đi. Vũ Nương không tự mình giải oan được bèn trẫm mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.
Vũ Nương tự tử nhưng không chết do được các nàng tiên cứu. Dưới thuỷ cung, tình cờ nàng gặp người cùng làng là Phan Lang. Nghe Phan Lang kể chuyện nhà, Vũ Nương rơm rớm nước mắt và muốn trở về dương gian. Phan Lang về nói với Trương Sinh, chàng Trương hối hận, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương trở về lộng lẫy, rực rỡ dưới dòng sông nói với chồng vài lời cảm tạ và biến mất.
Câu 3 trang 59 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Nếu phải tóm tắt tác phẩm này một cách ngắn gọn hơn, em sẽ tóm tắt như thế nào để với số dòng ít nhất mà người đọc vẫn hiểu được nội dung chính của văn bản?
Trả lời:
Tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương: (cô đọng hơn) Vũ Nương lấy chồng là Trương Sinh, gia đình đang yên ấm hạnh phúc thì chàng Trương phải đi lính. Vũ Nương sinh được con trai đặt tên là Đản. Khi trở về, Trương Sinh nghe theo lời con trẻ nghi ngờ vợ phản bội. Vũ Nương không tự mình giải oan được bèn tự vẫn. Vũ Nương được các nàng tiên cứu. Dưới thuỷ cung, tình cờ nàng gặp người cùng làng là Phan Lang. Phan Lang về nói với Trương Sinh, lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương trở về nói với chồng vài lời cảm tạ và biến mất.
Câu 2 Luyện tập trang 59 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Kể tóm tắt trước lớp về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc đã chứng kiến.
III. Luyện tập
Câu 1 Luyện tập trang 59 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Viết văn bản tóm tắt một văn bản tự sự đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 (Lão hạc, Chiếc lá cuối cùng,…) và một văn bản sẽ học ở bài 5 Ngữ văn 9 (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh hoặc Hoàng Lê nhất thống chí).
Trả lời:
* Viết văn bản tóm tắt truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”:
Ở một khu phố tồi tàn tại Oa-sinh-tơn của hai người bạn là Xiu và Giôn-xi có cùng sở thích về nghệ thuật và hợp nhau về nhiều mặt. Giôn-xi bị chứng viêm phổi và cuộc sống chỉ còn được tính từng ngày. Xiu vô cùng thương xót, cố động viên bạn ăn uống và vui vẻ. Giôn-xi nhìn ra cửa sổ - khi ấy là mùa đông – đếm từng chiếc lá rơi. Cô tin rằng khi chiếc lá cuối cùng nằm trên cây dây leo già cỗi rụng xuống là cô sẽ vĩnh biệt cuộc đời. Chỉ còn một chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi muốn nhìn thấy nó lìa cành trước khi trời tối và cô cũng sẽ đi xa. Thầm hiểu ý nghĩ của bạn và rất thương bạn, Xiu đến kể chuyện về Giôn-xi cho cụ Bơ-men, người họa sĩ già luôn khát khao vẽ được một kiệt tác ở cùng khu trọ nghèo. Nghe chuyện, cụ buồn bã vô cùng. Trong một đêm mưa gió, người nghệ sĩ già đã vẽ nên chiếc lá cuối cùng – một kiệt tác của đời mình để cứu mạng sống của Giôn-xi. Cụ mất hai ngày sau đó vì viêm phổi còn Giôn-xi lại hồi sinh.
* Tóm tắt VB hồi thứ 14 của Hoàng Lê nhất thống chí.
Quân Thanh kéo vào thành Thăng Long, tướng Tây Sơn là Ngô Văn Sở lui quân về Tam Điệp. Quang Trung lên ngôi vua ở Phú Xuân và tự đốc suất đại binh tiến ra Bắc diệt Thanh. Dọc đường, vua Quang Trung cho kén thêm lính, mở cuộc duyệt binh lớn, chia quân thành các đạo, chỉ dụ tướng lĩnh, mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng chạp, hẹn đến ngày mồng 7 Tết thắng giặc mở tiệc ăn mừng ở Thăng Long. Đội quân của Quang Trung đánh đâu thắng đó khiến quân Thanh đại bại. Ngày mùng 5 Tết Quang Trung tiến quân vào thành Thăng Long, tướng Thanh là Tôn Sĩ Nghị vội tháo chạy về nước, vua Lê Chiêu Thống cùng gia quyến chạy trốn theo.
Câu 2 Luyện tập trang 59 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Kể tóm tắt trước lớp về một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc đã chứng kiến.
Trả lời:
Kể tóm tắt một câu chuyện trong sinh hoạt thường ngày:
Đó là một ngày đẹp trời. Tôi đang đi dạo ở công viên thì gặp một em bé đang đứng khóc sau gốc cây. Tôi trò chuyện với em bé và được biết em bị lạc mẹ. Tôi đã giúp em tìm lại mẹ và cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc có ích.
+ Mở rộng xem đầy đủ