Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trích truyện Lục Vân Tiên
1. Kiểu kết cấu truyền thống nào đã được sử dụng trong Truyện Lục Vân Tiên? Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì?
2. Đọc đoạn trích, em cảm nhận Lục Vân Tiên là một con người như thế nào. Hãy phân tích những phẩm chất của nhân vật qua hành động đánh cướp và qua cách cư xử với Kiều Nguyệt Nga.
3. Với tư cách là người chịu ơn, Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích này đã bộc lộ những nét đẹp tâm hồn như thế nào? Hãy phân tích điều đó qua ngôn ngữ, cử chỉ của nàng.
4. Theo em, nhân vật trong đoạn trích này được miêu tả chủ yếu qua ngoại hình, nội tâm hay hành động, cử chỉ? Điều đó cho thấy truyện Lục Vân tiên gần với loại truyện nào mà em đã học?
5. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn thơ trích?
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 trang 115 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Truyện Lục Vân Tiên được kết cấu theo kiểu thông thường của các loại truyện truyền thống xưa như thế nào? Đối với loại văn chương nhằm tuyên truyền đạo đức thì kiểu kết cấu đó có ý nghĩa gì?
Trả lời:
- Hành động đánh cướp bộc lộ tính cách anh hùng, tinh thần xả thân vì nghĩa của Lục Vân Tiên: Động cơ đánh cướp: vì thương xót nhân dân phải bồng bế nhau chạy loạn: Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,/ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”. Tinh thần dũng cảm xả thân vì nghĩa: Chàng chỉ có một mình với hai tay không, trong khi bọn cướp đông người gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng. Vậy mà không chút đắn đo, Lục Vân Tiên “bẻ cây làm gậy” xông vào giữa lũ cướp. Hình ảnh Lục Vân Tiên trong trận đánh được miêu tả thật đẹp - vẻ đẹp của người dũng tướng một mình tả xung hữu đột giữa vòng vây bịt bùng của bọn cướp. Thủ pháp đối lập đã được sử dụng triệt để, làm nổi bật vẻ đẹp và sức mạnh của Lục Vân Tiên. Ca ngợi uy dũng của chàng, tác giả đã so sánh với hình ảnh dũng tướng Triệu Tử Long phá vòng vây Đương Dang trong truyện Tam quốc diễn nghĩa của Trung Quốc.
- Thái độ, cách cư xử của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga: Câu hỏi: “Ai than khóc ở trong xe nầy?” thể hiện sự quan tâm, sẵn sàng giúp đỡ. Thấy người bị nạn chưa hết bàng hoàng, chàng tìm cách an ủi để họ yên lòng: “Ta đã trừ dòng lâu la”. Chàng ân cần hỏi han về hoàn cảnh của họ, lí do vì sao họ rơi vào tay bọn cướp. Khi nghe họ muốn được lạy tạ ơn, Lục Vân Tiên đã khước từ; chàng còn từ chối lời mời ghé thăm nhà của Kiều Nguyệt Nga để cha nàng đền ơn. Đối với Lục Vân Tiên, làm việc nghĩa là một bổn phận, một lẽ tự nhiên như chàng đã nói: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.
- Đối với Lục Vân Tiên, nàng tự xưng một cách khiêm nhường: “chút tôi”, “tiện thiếp”, đồng thời gọi Lục Vân Tiên là “quân tử’' một cách trân trọng: “Trước xe quân tử tạm ngồi/ Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa”
- Nổi bật ở Kiều Nguyệt Nga là lòng biết ơn, sư coi trọng ân nghĩa. Với nàng, ơn nghĩa của Vân Tiên là cái ơn trọng, không chỉ là ơn cứu mạng mà còn cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng.
- Nàng áy náy, băn khoăn tìm cách trả ơn, dù hiểu rằng có đền đáp mấy cũng là chưa đủ.
* Kiều Nguyệt Nga là hình ảnh mẫu mực về vẻ đẹp của con người trọng ân nghĩa, thủy chung, tiết hạnh, chinh phục được tình cảm yêu mến của nhân dân.
Trả lời:
Trả lời:
Ngôn ngữ tác giả mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau chuốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng. Ngôn ngữ đa dạng, phù hợ với diễn biến trình tự tính cách nhân vật.