Soạn bài Kiểm tra về truyện trung đại

1. Lập bảng thống kê, ghi những kiến thức cần thiết vào từng cột theo mẫu dưới đây:

Số TTTên văn bản (đoạn trích, tác phẩm)Tác giảNội dung chủ yếuĐặc sắc nghệ thuật
     
2. Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và qua các đoạn trích Truyện Kiều.
3. Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến được thể hiện như thế nào qua các văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn), Mã Giám Sinh mua Kiều ?4. Phân tích hình tượng các nhân vật:
– Nguyễn Huệ (đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn)).
– Lục Vân Tiên (đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga).
5. Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du. Tóm tắt Truyện Kiều.
6. Qua các đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều, Thúy Kiều báo ân báo oán, hãy phân tích giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.
7. Qua các đoạn trích đã học, hãy phân tích những thành công nghệ thuật của Truyện Kiều (nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên, nghệ thuật miêu tả nhân vật).
Lời giải:
Câu 1 trang 134 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Lập bảng thống kê, ghi những kiến thức cần thiết vào từng cột theo mẫu dưới đây:

Trả lời:

Lập bảng thống kê:

STT
Tên văn bản
(đoạn trích, tác phẩm)
Tác giảNội dung chủ yếuĐặc sắc nghệ thuật
1Chuyện người con gái Nam XươngNguyễn DữPhẩm chất tốt đẹp và số phận oan trái của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.Nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.
2Chuyện cũ trong phủ chúa TrịnhPhạm Đình HổCuộc sống xa hoa của vua chúa, quan lại thời phong kiến.Nghệ thuật viết tuỳ bút chân thực, hấp dẫn, cụ thể, sinh động.
3Hoàng Lê nhất thống chíNgô Gia van pháiVẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước, hại dân.Lối văn trần thuật đặc sắc và kết hợp với miêu tả chân thực sinh động.
4Truyện KiềuNguyễn DuBức tranh xã hội hiện thực bất công và tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người.Sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ và thể loại.
5Truyện Lục Vân TiênNguyễn Đình ChiểuKhát vọng cứu đời, giúp người, ca ngợi tinh thần trọng nghĩa, khinh tài.Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, lối kể chuyện tự nhiên, sinh động.
 
Câu 2 trang 134 SGK Ngữ văn 9 tập 1: 
Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và qua các đoạn trích Truyện Kiều.
Trả lời:
Vẻ đẹp và số phận bi kịch của người phụ nữ:
- Số phận bi kịch, đau khổ, oan khuất (nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương), bi kịch điển hình của người phụ nữ bị chà đạp nhân phẩm (nhân vật Thúy Kiều trong Truyện Kiều)
- Vẻ đẹp của người phụ nữ: vẻ đẹp nhan sắc và tài năng (chị em Thúy Kiều); vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất: hiếu thảo, thủy chung, son sắt (Vũ Nương, Thúy Kiều); khát vọng tự do, chính nghĩa (Thúy Kiều).

Câu 3 trang 134 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến được thể hiện như thế nào qua các văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh, Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn), Mã Giám Sinh mua Kiều ?
Trả lời:
Bộ mặt xấu xa, thối nát của giai cấp thống trị, của xã hội phong kiến:
- Ăn chơi xa hoa, trụy lạc (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh)
- Hèn nhát, xu nịnh ngoại bang (Hoàng Lê nhất thống chí)
- Giả dối, bất nhân, vì đồng tiền mà táng tận lương tâm (Truyện Kiều)
 
Câu 4 trang 134 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Phân tích hình tượng các nhân vật:
– Nguyễn Huệ (đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn)).
– Lục Vân Tiên (đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga).
Trả lời:
Phân tích hình tượng các nhân vật:
* Nguyễn Huệ (Hoàng Lê nhất thống chí):
- Mạnh mẽ, quyết đoán: 
+ Không nao núng trước tin giặc vào Thăng Long.
+ Lập tức lên ngôi vua.
+ Đích thân cầm quân ra Bắc.
- Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén: lời dụ trước binh lính, nhận rõ sở trường, sở đoản của tướng dưới quyền  khen chê đúng người, đúng tội.
- Có tầm nhìn xa trông rộng:
+ sắp đạt ngoại giao với nhà Thanh.
+ Hẹn mùng 7 Tết vào Thăng Long ăn mừng chiến thắng  tự tin
- Có tài chỉ huy:
+ điều hành, tổ chức quân lính khéo léo
+ mưu lược trong cách đánh
+ khơi dậy khí thế quyết thắng của binh sĩ.
+ trực tiếp ra trận, đốc thúc binh lính
*Quang Trung là người anh hùng quả cảm, nhạy bén, mạnh mẽ, tài dụng binh như thần, là linh hồn của chiến thắng vĩ đại.
* Lục Vân Tiên (đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”):
-  Hành động đánh cướp: dũng cảm, kiên cường, cho thấy chàng là người vị nghĩa vong thân
- Hỏi thăm Kiều Nguyệt Nga: ân cần, tế nhị, khiêm nhường, từ chối sự trả ơn, cho thấy:
+ Chàng là con người từ tâm, nhân hậu, khuôn phép
+ Lục Vân Tiên là con người chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa, khinh tài
+ là hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.

Câu 5 trang 134 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Nêu những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du. Tóm tắt Truyện Kiều.
Trả lời:
Những nét chính về thời đại, gia đình và cuộc đời Nguyễn Du:
- Nguyễn Du (1765-1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
- Gia đình: đại quý tộc.
*  Ảnh hưởng của thời đại đến cuộc đời Nguyễn Du:
- Cuối TK XVIII, đầu TK XIX là giai đoạn lịch sử đầy biến động:
+ Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm  trọng.
+ Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn.
- Trong giai đoạn lịch sử đó, Nguyễn Du sống phiêu bạt nhiều năm (1786-1796), từng ở ẩn (1796-1802), từng bất đắc dĩ làm quan cho triều Nguyễn (1802-1820). Cuộc đời từng trải giúp Nguyễn Du có một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc đối với những đau khổ của nhân dân.
* Tóm tắt Truyện Kiều
Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
Gia đình Vương viên ngoại thuộc tầng lớp trung lưu, có 3 người con: Thuý Kiều, Thuý Vân và Vương Quan. Thuý Kiều nổi tiếng tài sắc. Trong tiết thanh minh tảo mộ, nàng gặp Kim Trọng, một người hào hoa phong nhã. Sau đó hai người thề nguyện đính ước thuỷ chung với nhau suốt đời.
Phần 2: Gia biến và lưu lạc
Khi Kim Trọng về hộ tang chú, gia đình Kiều mắc oan. Kiều phải dứt tình với Kim Trọng, bán mình cứu cha và em. Nàng rơi vào tay Mã Giám Sinh, Tú Bà, bọn trùm lầu xanh. Đau khổ, Kiều tự vẫn nhưng không chết. Nàng bị lừa trốn cùng Sở Khanh, bị bắt lại, bị đánh đập, nàng đành chịu tiếp khách. Ở lầu xanh, nàng gặp Thúc Sinh, một người buôn bán giàu có, chuộc nàng làm vợ lẽ. Nhưng chưa được 1 năm lại bị mẹ con Hoạn Thư – vợ cả bày mưu bắt về đánh đập và bắt làm con ở. Khi Thúc Sinh trở về, nàng bị bắt hầu đàn, hầu rượu rồi ra ở Quan Âm các. Lo sợ, Kiều lại bỏ trốn khỏi nhà Hoạn Thư – nhưng lại rơi vào lầu xanh khác. Ở đó, Kiều gặp Từ Hải, người anh hùng trí dũng. Nhờ uy danh Từ Hải, Kiều đã báo ân trả oán. Chẳng được bao lâu, Từ Hải mắc mưu Hồ Tôn Hiến chết đứng, Kiều bị làm nhục, ép gả cho viên thổ quan. Quá tủi nhục, Kiều tự vẫn ở sông Tiền Đường nhưng được sư Giác Duyên cứu sống.
Phần 3: Đoàn tụ
Lại nói về Kim Trọng, khi biết Thuý Kiều đã bán mình, cho dù gia đình đã gả Thuý Vân cho nhưng chàng vẫn không nguôi nhớ Kiều. Sau khi đã đỗ đạt làm quan, Kim Trọng đã cất công đi tìm Kiều về. Đến sông Tiền Đường, biết nàng tự vẫn, Kim Trọng đã lập đàn giải oan. Tình cờ sư Giác Duyên ngang qua giúp Kiều đoàn tụ với gia đình. Gia đình lại ép Kiều nối lại duyên xưa với Kim Trọng. Từ chối không được nàng đành thuận tình nhưng xin Kim Trọng đổi tình vợ chồng thành tình bạn bè.

Câu 6 trang 134 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Qua các đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều, Thúy Kiều báo ân báo oán, hãy phân tích giá trị nhân đạo của Truyện Kiều.
Trả lời:
Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều:
- Bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những đau khổ của con người.
- Lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của những người lương thiện, khiến họ khổ sở điêu đứng.
- Trân trọng, đề cao vẻ đẹp, ước mơ, khát vọng chân chính của con người: nhan sắc, tài năng, trí dũng, lòng hiếu thảo, tình yêu tự do, công lí…

Câu 7 trang 134 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Qua các đoạn trích đã học, hãy phân tích những thành công nghệ thuật của Truyện Kiều (nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên, nghệ thuật miêu tả nhân vật).
Trả lời:
 Giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều:
* Về ngôn ngữ: Tiếng Việt đã đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật, không chỉ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (thể hiện cảm xúc) mà còn mang chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ).
* Với Truyện Kiều nghệ thuật đã có sự phát triển vượt bậc
- Ngôn ngữ kể chuyện đã có cả 3 hình thức: Trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả nhưng mang suy nghĩ và giọng điệu của nhân vật.
- Về phương diện xây dựng nhân vật: Nhân vật chính diện thường được xây dựng theo lối lí tưởng hoá, được miêu tả bằng những bút pháp ước lệ, nhưng vẫn rất sinh động. Nhân vật phản diện được khắc hoạ theo lối hiện thực hoá, bằng những biện pháp tả thực, cụ thể và rất hiện thực: miêu tả ngoại hình, ngôn ngữ, hành động…của nhân vật.
* Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh những bức tranh chân thực, sinh động (Cảnh ngày xuân) và những bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
+ Mở rộng xem đầy đủ