Cố hương - SGK môn Ngữ văn 9 tập 1
1. Tìm bố cục của truyện. (Gợi ý: căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “tôi”).
2. Trong truyện, có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?
3. Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ? Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của những con người và cảnh vật ở Cố hương? Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó?
a) “Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng… Nhưng từ đấy chúng tôi không hề”.
b) “Người đi vào là Nhuận Thổ… vừa thô kệch, vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông”.
c) “Tôi nghĩ bụng… Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
Trong ba đoạn văn trên:
– Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn biểu hiện điều gì?
– Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự? Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng các yếu tố của những phương thức biểu đạt nào khác? Hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật?
– Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức lập luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì?
II. Luyện tập
1. Chọn đoạn văn mà em thích nhất trong tác phẩm để học thuộc.
- Đoạn 1: từ đầu đến “đang làm ăn sinh sống”: Tâm trạng nhân vật “tôi” trên đường về quê.
- Đoạn 2: từ “Tinh mơ sáng hôm sau” đến “sạch trơn như quét”: Tâm trạng nhân vật “tôi” những ngày ở quê; Sự thay đổi của quê hương, đặc biệt là Nhuận Thổ.
- Đoạn 3: phần còn lại: Tâm trạng nhân vật “tôi” trên đường xa quê, những suy ngẫm về hiện tại và tương lai.
Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn nêu sự thay đổi của nhân vật khác như chị Hai Dương. Vốn là một người đẹp, nhưng chị Hai Dương bây giờ “lưỡng quyền nhô ra, môi mỏng dính, hai tay chống nạnh, không buộc thắt lưng, chân đứng chạng ra, giống hệt cái com-pa trong bộ đồ vẽ, có hai chân bé tí”. Chị trở nên chanh chua, mỉa mai, tranh thủ lấy được cái gì thì lấy (giật đôi bít tất tay của mẹ Tấn, lấy chiếc “cẩu khí sát”). Có một số người hỏi đến mua đồ, nhưng tiện tay cứ mang bừa đi. Nông thôn thay đổi. “Chỗ nào cũng hỏi tiền, chẳng có luật lệ gì cả” và “mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đày đọa”. Điều đó đã khiến cho người nông dân khốn cùng.
* Qua sự thay đổi của con người và cảnh vật quê hương, tác giả đã phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX, phân tích nguyên nhân và lên án các thế lực đã tạo nên thực trạng đáng buồn ấy; chỉ ra những mặt tiêu cực nằm ngay trong tâm hồn, tính cách của bản thân người lao động.
a) “Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng… Nhưng từ đấy chúng tôi không hề”.
b) “Người đi vào là Nhuận Thổ… vừa thô kệch, vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông”.
c) “Tôi nghĩ bụng… Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
Trong ba đoạn văn trên:
– Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó, tác giả muốn biểu hiện điều gì?
– Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức tự sự? Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng các yếu tố của những phương thức biểu đạt nào khác? Hiệu quả của sự kết hợp đó trong việc thể hiện tính cách nhân vật?
– Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức lập luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì?
- Đoạn một chủ yếu dùng phương thức tự sự. Tác giả kể lại các sự việc khi hai người bạn (“tôi” và Nhuận Thổ phải xa nhau). Ngoài tự sự ra, tác giả còn sử dụng phương thức biểu cảm, nêu lên tình cảm của mình với Nhuận Thổ (xốn xang, khóc to lên).
- Đoạn ba chủ yếu dùng phương thức lập luận, thông qua đó tác giả muốn hướng tới việc phải tạo ra con đường mới, phải thay đổi nông thôn và thay đổi cả xã hội Trung Quốc, để có một xã hội mới, không có cách bức, cũng không có sự hủy hoại, làm cho con người mụ mị như xã hội phong kiến đương thời.
Câu 1 – Luyện tập - Trang 219 SGK ngữ văn 9 tập 1: Chọn đoạn văn mà em thích nhất trong tác phẩm để học thuộc.
Sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ | ||
Nhuận Thổ lúc còn nhỏ (20 năm trước) | Nhuận Thổ lúc đứng tuổi (lúc "tôi" trở về) | |
Hình dáng | ||
Động tác | ||
Giọng nói | ||
Thái độ đối với "tôi" | ||
Tính cách |
Sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ | ||
Nhuận Thổ lúc còn nhỏ | Nhuận Thổ lúc đứng tuổi (lúc “tôi” trở về) | |
Hình dáng | Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, bàn tay hồng hào, mập mạp, mũ lông chiên bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc | vàng sạm, những nếp nhăn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ húp mọng mũ lông chiên rách, áo bông mỏng dính; bàn tay thô kệch, nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông |
Động tác | hoạt bát, nhanh nhẹn | cúm rúm, thê lương |
Giọng nói | Nói nhiều, nói đủ chuyện | Lặng lẽ, nói không ra tiếng, nói ít, ấp úng |
Thái độ đối với “tôi” | Thân mật, gần gũi | Xa cách, giữ ý, cung kính |
Tính cách | Lanh lợi, thông minh, hiểu biết, chủ động | đần độn, mụ mẫm, bất lực, vô cảm, cam chịu |