Soạn bài Chương trình địa phương phần Tiếng Việt

1. Hãy tìm trong những phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ:
a) Chỉ các sự vật, hiện tượng,… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
Mẫu: nhút (phương ngữ Trung), bồn bồn (phương ngữ Nam).
b) Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.
Mẫu:
Phương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
cá quảcá tràucá lóc
lợnheoheo
ngãbổ
 
c) Đồng âm nhưng khác về nghĩa với nhwunxg từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.Mẫu:
Phương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
ốm: bị bệnhốm: gầyốm: gầy
 
2. Cho biết vì sao những từ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ có thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào?
3. Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào (ở trường hợp b) và cách hiểu nào (ở trường hợp c) được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.
4. Đọc đoạn trích sau (trong bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu) và chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng gì?
Gan chi gan rứa, mẹ nờ?
Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai?
Chẳng bằng con gái, con trai
Sáu mươi còn một chút tài đò đưa
Tàu bay hắn bắn sớm trưa
Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò…
Ghé tai mẹ, hỏi tò mò:
Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo?
Mẹ cười: Nói cứng, phải xiêu
Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông!
Nghe ra ông cũng vui lòng
Tui đi, còn chạy ra sông dặn dò:
“Coi chừng sóng lớn, gió to
Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình!”
Lời giải:
Câu 1 trang 175 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Hãy tìm trong những phương ngữ em đang sử dụng hoặc trong một phương ngữ mà em biết những từ ngữ:
a) Chỉ các sự vật, hiện tượng,… không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân.
Mẫu: nhút (phương ngữ Trung), bồn bồn (phương ngữ Nam).
- Nhút (món ăn làm bằng xơ mít ở vùng Nghệ - Tĩnh);
- Bồn bồn (một loại cây thân mềm ở Tây Nam Bộ);
- Móm (lá cọ non, phơi tái, dùng để gói cơm nắm, thức ăn, các loại quả khi đem đi xa ở vùng Vĩnh Phúc, Phú Thọ);
- Đước (cây mọc vùng nước mặn Tây Nam Bộ, có bộ rễ chùm lớn, hạt nảy mầm ngay trên cây)...
b. Giống về nghĩa nhưng khác về âm:
Phương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
mẹmế
bốbọtía/ba
béomậpmập
c) Đồng âm nhưng khác về nghĩa với nhwunxg từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.Mẫu:
Phương ngữ BắcPhương ngữ TrungPhương ngữ Nam
hòm: dụng cụ dùng để đựnghòm: áo quanhòm: áo quan
 
Câu 2 trang 175 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Cho biết vì sao những từ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ có thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào?
Trả lời:
Giải thích về tính đa dạng của ngôn ngữ:
- Có những từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Có sự khác biệt đó là vì giữa các vùng miền có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lí, phong tục tập quán... Sự xuất hiện các từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về tự nhiên và xã hội của các vùng miền trên đất nước ta.  Tuy nhiên sự khác biệt này cũng không quá lớn vì số lượng từ ngữ này không nhiều.
- Một số từ ngữ địa phương này sẽ chuyển thành từ ngữ toàn dân vì các sự vật, hiện tượng đó sẽ trở nên phổ biến trong phạm vi cả nước: chôm chôm, sầu riêng...

Câu 3 trang 175 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào (ở trường hợp b) và cách hiểu nào (ở trường hợp c) được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân.
Trả lời:
Qua bảng mẫu ở bài tập 1(b) và 1 (c), ta thấy phương ngữ Bắc được sử dụng phổ biến nhất trong ngôn ngữ toàn dân (giữa 3 từ ngã – bổ - té, chọn ngã; giữa ốm – bị bệnh và ốm – gầy, chọn nghĩa của ốm là bị bệnh). Như vậy phương ngữ Bắc được sử dụng phổ biến nhất. Tuy không có văn bản chính thức quy định nhưng từ lâu người Việt Nam vẫn chọn phương ngữ Bắc làm chuẩn ngôn ngữ toàn dân (thể hiện trong các văn bản hành chính, văn chương, khoa học...)
 
Câu 4 trang 176 SGK Ngữ văn 9 tập 1: Đọc đoạn trích sau (trong bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu) và chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng gì?
Trả lời:
- Trong đoạn trích bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu có các từ địa phương là: chi, rứa, nờ, tui, cớ, răng, ưng, mụ.
 
- Đó là các từ thuộc phương ngữ Trung, phổ biến ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế (vùng Bắc Trung Bộ)
 
- Tác dụng của việc sử dụng các từ địa phương này trong đoạn thơ: góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của người mẹ trên vùng quê ấy; làm tăng sự sống động, gợi cảm cho tác phẩm.
+ Mở rộng xem đầy đủ