Soạn bài Viết bài làm văn số 7 - Văn nghị luận

Đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước. (Gợi ý: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời dạy của Bác giúp em hiểu đề bài trên như thế nào?)
 
Đề 2:
Văn học và tình thương. (Gợi ý: Chứng minh rằng văn học dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn).
 
Đề 3: Hãy nói “không” với các tệ nạn. (Gợi ý: Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chích ma túy, hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh,…)
Lời giải:
Đề 1: Tuổi trẻ và tương lai đất nước. (Gợi ý: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời dạy của Bác giúp em hiểu đề bài trên như thế nào?)
a) Mở bài
– Nêu vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước.
– Dẫn dắt câu “Non sông Việt Nam…”
b) Thân bài
– Giải thích thế nào là tuổi trẻ:
+ Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, học sinh, đang được trang bị kiến thức.
+ Tuổi trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước.
– Vì sao thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước:
+ Thanh niên là thế hệ tiếp tục bảo vệ xây dựng đất nước sau này.
+ Thế hệ trẻ càng nhiều kiến thức đất nước càng đi lên.
+ Thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức sẽ làm tương lai phát triển đất nước.
→ Muốn sánh vai với các cường quốc thì nhờ công học tập của thế hệ trẻ hiện nay.
– Thực tế đã chứng minh việc học tập của thế hệ trẻ tác động đến tương lai đất nước:
Những người chăm chỉ học tập rèn luyện khi còn trẻ thì sau này cống hiến cho đất nước.
Trước đây những người như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi từ thời trẻ đã chăm chỉ luyện tập, trưởng thành lập được những chiến công làm rạng danh đất nước.
Ngày nay: Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng,..
+ Từ xưa đến nay, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong:
Trong chiến tranh: chiến đấu bảo vệ tổ quốc.
Trong thời bình: học tập rèn luyện, nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế,..
Các thế hệ học sinh, sinh viên hiện nay đang ra sức học tập rèn luyện để phát triển đất nước.
– Làm thế nào để phát huy được vai trò của tuổi trẻ?
+ Đảng và nhà nước cần có chính sách ưu đãi và quan tâm hơn nữa để thế hệ trẻ phát huy được thế mạnh của mình
+ Mỗi người trẻ cần tự nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình.
c) Kết bài.
– Khẳng định tầm quan trọng của thế hệ trẻ.
– Liên hệ bản thân, rút ra bài học.
 
Đề 2. Văn học và tình thương.
 
a) Mở bài:
– Lòng nhân ái, tình yêu thương giữa con người với con người là đạo lí của dân tộc ta.
– Văn học luôn ngợi ca những tấm lòng nhân ái đồng thời cũng lên án những kẻ thờ ơ, dửng dưng hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người.
b) Thân bài
– Giải thích: Văn học là gì? tình thương là gì?
+ Văn học là một môn nghệ thuật dùng ngôn ngữ để tái hiện đời sống..
+ Tình thương là một trong những đức tính tốt đẹp của con người.
→ Mối quan hệ giữa văn học và tình thương
+ Theo Hoài Thanh: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người.
+ Các tác phẩm văn chương thường khơi gợi tình thương và lòng nhân ái của con người.
– Văn học ca ngợi lòng nhân ái:
+ Trước hết là những tình cảm ruột thịt trong mỗi gia đình: Cha mẹ yêu thương, hết lòng, hi sinh vì con cái. Con cái hiếu thảo, yêu thương, kính trọng cha mẹ. Anh chị em ruột thịt yêu thương, đùm bọc nhau. (lão Hạc, bé Hồng, chị Dậu, cái Tí-thằng Dần).
+ Tình làng nghĩa xóm.(ông giáo với lão Hạc, bà lão láng giềng với gia đình chị Dậu…)
+ Tình đồng nghiệp, bạn bè, thầy trò: 3 nhân vật họa sĩ trong Chiếc lá cuối cùng.
– Văn học phê phán những kẻ thờ ơ hoặc nhẫn tâm chà đạp lên số phận con người.
+ Những kẻ thiếu tình thương ngay trong gia đình.(bà cô bé Hồng trong Trong lòng mẹ, ông bố nghiện ngập trong Cô bé bán diêm..).
+ Những kẻ lạnh lùng, độc ác ngoài xã hội. (vợ chồng nghị Quế trong Tắt đèn, những người qua đường đêm giao thừa trong Cồ bé bán diêm..).
c) Kết bài.
– Khắng định mối quan hệ giữa văn học và tình thương.
– Liên hệ bản thân em, văn học đã giúp em có những tình cảm và cảm xúc như thế nào?
 
Đề 3. Hãy nói “không” với các tệ nạn.
 
a) Mở bài.
– Ngày nay xuất hiện nhiều tệ nạn xã hội.
– Những tệ nạn xã hội ấy nguy hại đến cuộc sống của mỗi người dân và của cả cộng đồng. Vì vậy cần phải loại trừ các tệ nạn đó.
b) Thân bài.
– Tệ nạn xã hội là gì
– Tại sao phải nói “không” với tệ nạn xã hội.
+ Cờ bạc, thuốc lá, ma túy là những thói hư tật xấu gây tác hại ghê gớm với con người và cả xã hội.
+ Chúng là mối nguy cơ với cả đất nước.
– Nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội:
+ Do bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê → lâu dần dẫn tới nghiện..
+ Do tò mò, a dua, học đòi…
– Tác hại của những tệ nạn đó
+ Cờ bạc: khiến con người mất sức khỏe, tiền bạc, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, gây ra các nạn trộm cắp, cướp giết,..
+ Thuốc lá: khói thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân người hút và cả những người xung quanh, tiêu tốn tiền bạc,..
+ Ma túy: là chất kích thích khiến người ta rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng, khiến sức khỏe suy kiệt. Nghiện ma túy sẽ dẫn tới làm mất danh dự, nhân phẩm, đạo đức của mình vì sẽ rơi vào trộm cắp, cướp của để lấy tiền thỏa mãn cơn nghiện,..
c) Kết bài.
Cần nói không với các tệ nạn.