Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh

I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh
 
1. 
Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh:
Đoạn văn là bộ phận của bài văn. Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn. Đoạn văn thường gồm hai câu trở lên, được sắp xếp theo thứ tự nhất định.
Đọc các đoạn văn thuyết minh trong SGK và nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn văn (câu chủ đề, từ ngữ chủ đề và các câu giải thích, bổ sung).
 
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn:
Đọc các đoạn văn sau, nêu nhược điểm của mỗi đoạn và cách sửa chữa.
a) Bút bi khác bút mực là do nó có hòn bi nhỏ ở đầu ngòi bút khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ. Ngoài ống nhựa có vỏ bút bi. Đầu bút bi có nắp đậy có thể móc vào túi áo. Loại bút bi không có nắp đậy thì có lò xo và nút bấm. Khi viết thì ấn đầu cán bút cho ngòi bút trồi ra, khi thôi viết thì ấn nút bấm cho ngòi bút thụt vào.
(Bài làm của học sinh)
b) Nhà em có chiếc đèn bàn. Đèn bàn có một ống thép không gỉ thẳng đứng, trên gắn một cái đui đèn, trên đó lắp một bóng đèn 25 oát. Dưới ống thép là để đèn, được làm bằng một khối thủy tinh vững chãi. Trên bóng đèn có chao đèn làm bằng vải lụa, có khung sắt ở trong và có vòng thép gắn vào bóng đèn. Ống thép rỗng, dây điện luồn ở trong đó, trên đế đèn có công tắc để bật đèn hoặc tắt đèn rất tiện lợi.
(Bài làm của học sinh)
 
II. Luyện tập
 
1.  Viết đoạn Mở bài và Kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em”.
 
2. Cho chủ đề: “Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam ”. Hãy viết thành một đoạn văn thuyết minh.
 
3. Viết đoạn văn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8, tập một. (Gợi ý: Sách có bao nhiêu bài? Mỗi bài có mấy phần? Mỗi phần có những nội dung gì? …).
Lời giải:
Câu 1 trang 13 - SGK Ngữ văn 8 tập 2:  Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh
Đoạn văn là bộ phận của bài văn. Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn. Đoạn văn thường gồm hai câu trở lên, được sắp xếp theo thứ tự nhất định.
Đọc các đoạn văn thuyết minh trong SGK và nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn văn (câu chủ đề, từ ngữ chủ đề và các câu giải thích, bổ sung).
Trả lời:
 
Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh:
Đoạn văn a và b có câu chủ đề đầu đoạn, có một số từ ngữ chủ đề (đoạn a: thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng, đoạn b: Phạm Văn Đồng: nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn). Các câu sau có chức năng chứng minh cho ý chủ đề.

Câu 2 trang 14 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn
Đọc các đoạn văn sau, nêu nhược điểm của mỗi đoạn và cách sửa chữa.
a) Bút bi khác bút mực là do nó có hòn bi nhỏ ở đầu ngòi bút khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ. Ngoài ống nhựa có vỏ bút bi. Đầu bút bi có nắp đậy có thể móc vào túi áo. Loại bút bi không có nắp đậy thì có lò xo và nút bấm. Khi viết thì ấn đầu cán bút cho ngòi bút trồi ra, khi thôi viết thì ấn nút bấm cho ngòi bút thụt vào.
(Bài làm của học sinh)
b) Nhà em có chiếc đèn bàn. Đèn bàn có một ống thép không gỉ thẳng đứng, trên gắn một cái đui đèn, trên đó lắp một bóng đèn 25 oát. Dưới ống thép là để đèn, được làm bằng một khối thủy tinh vững chãi. Trên bóng đèn có chao đèn làm bằng vải lụa, có khung sắt ở trong và có vòng thép gắn vào bóng đèn. Ống thép rỗng, dây điện luồn ở trong đó, trên đế đèn có công tắc để bật đèn hoặc tắt đèn rất tiện lợi.
(Bài làm của học sinh)
 

Trả lời

Sửa các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn:
a) Nội dung lộn xộn và chưa mạch lạc. Nên giới thiệu cấu tạo trước (các phần ruột bút gồm đầu bút, ống mực; vỏ bút gồm thân bút, móc gài, nút bẩm); sau đó giới thiệu cách sử dụng: khi viết cần làm gì, khi viết xong cần làm gì.
b) Nội dung thuyết minh về đèn bàn cũng có sự lộn xộn. Nên giới thiệu ba phần:
(1) phần đế đèn(2) phần thân đèn gồm ống thép, dây điện, công tắc, đui đèn, bóng đèn.(3) phần chao đèn gồm khung sắt và vải lụa (cũng có khi bằng sắt có tráng men trắng).
II. Luyện tập
 
 
Câu 1 trang 15 - SGK Ngữ văn 8 tập 2:  Viết đoạn Mở bài và Kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em”.
 
Trả lời:
Viết mở bài và kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em”
Mở bài: “Trường trung học cơ sở nơi em học là một ngôi trường lớn nhất trong vùng. Em rất vui vì được học ở ngôi trường mà trước đây anh chị em đã từng học”.
Kết bài: Chúng em đã trải qua biết bao buồn vui ở ngôi trường thân yêu này. Em rất yêu trường em. Em muốn góp đôi bàn tay nhỏ bé của mình vào việc xây dựng trường thêm xanh, sạch, đẹp.
 
 
Câu 2 trang 15 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Cho chủ đề: “Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam ”. Hãy viết thành một đoạn văn thuyết minh.
 
Về đoạn văn này có thể tham khảo đoạn viết về bác Phạm Văn Đồng
 - Giới thiệu tóm tắt quê quán của chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác ra đi tìm đường cứu nước khi nào, những chức vụ quan trọng mà Bác đã đảm nhiệm; đặc biệt là sự lãnh đạo tài tình của Bác đã đưa cách mạng Việt Nam giành được thắng lợi quan trọng.
 
Ví dụ:
  Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Bác là nhà cách mạng lỗi lạc, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam. Người sinh ra tại quê ngoại Kim Liên, Nghệ An trong một gia đình có truyền thống Nho học. Năm 1911 với bí danh là Văn Ba, Người rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Suốt những năm tháng bôn ba ở nước ngoài Người đã tìm kiếm, học hỏi và nghiên cứu con đường cứu nước. Sau khi trở về Việt Nam, Người trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đi tới thắng lợi. Người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.
 
Câu 3 trang 15 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Viết đoạn văn giới thiệu bố cục sách Ngữ văn 8, tập một. (Gợi ý: Sách có bao nhiêu bài? Mỗi bài có mấy phần? Mỗi phần có những nội dung gì? …).
 
Đoạn văn thuyết minh về cuốn sách Ngữ Văn 8, tập 1.
Sách “Ngữ văn 8”, tập một gồm có 17 bài học. Mỗi bài học thường gồm 3 phần: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn. Tuy nhiên, không phải bài nào cũng giống hệt nhau, có bài chỉ có 2 phân môn, có bài lại thêm cả phần ôn tập, kiểm tra. Mỗi phân môn lại có một cách trình bày phù hợp với đặc điểm riêng. Ví dụ, phân môn Văn thường có các mục: Văn bản, Chú thích, Hướng dẫn soạn bài, Ghi nhớ, Luyện tập.
 
Ghi nhớ: 
Khi làm bài văn thuyết minh, cần xác định các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.
Khi viết đoạn văn cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác.
Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo trình tự cấu tạo của sự vật, trình tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), trình tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo trình tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau).