Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 - Văn thuyết minh
Lựa chọn một trong các đề bài ở mục II.2 – bài Ôn tập về văn bản thuyết minh, trang 36.
Đề 1: Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt.
Đề 2: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
Đề 3: Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản (như văn bản đề nghị, báo cáo, thể thơ lục bát,…)
Đề 4: Giới thiệu một loài hoa (như hoa đào, hoa mai,…) hoặc một loài cây (như cây chuối, cây na,…)
Đề 5: Thuyết minh về một giống vật nuôi.
Đề 6: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều,…)
Lời giải:
Đề 1: Giới thiệu một đồ dùng trong sinh hoạt
1. Mở bài: Giới thiệu chung về kính đeo mắt.
2. Thân bài:
– Hình dáng:
+ Hình dáng chung của kính: phẳng, vếch, cong, quặp.
+ Hình dáng của mắt kính: tròn, bầu dục, ô van.
+ Gọng kính: bản to, bản nhỏ, thanh, mảnh.
– Màu sắc:
+ Mắt kính: trắng, nâu, ghi, xanh
+ Gọng kính: trắng, xám, nâu.
– Chất liệu:
+ Mắt kính: mi ca, kính.
+ Gọng kính: đồi mồi, I nốc, sắt, nhựa.
– Các loại kính:
+ Kính râm
+ Kính lão
+ Kính cận
+ Kính bảo hộ lao động
+ Các loại kính chuyên dụng khác.
– Cách bảo quản
+ Đựng trong hộp trong bao để tránh xây xước, làm mất vẻ đẹp tự nhiên của kính.
+ Không để mặt kính sát xuống mặt bàn, mặt ghế tránh xây xước, làm mờ mặt kính.
– Tác dụng:
+ Kính râm chắn bụi, chắn gió bảo vệ đôi mắt của con người.
+ Kính cận, kính lão giúp đọc sách, báo rõ chữ.
+ Kính có thể là đồ trang sức làm tôn vẻ đẹp của khuôn mặt.
3. Kết bài: Khẳng định vai trò của chiếc kính đeo mắt.
Đề 2: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em
1. Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em dự định sẽ thuyết minh.
2. Thân bài.
– Giới thiệu nguồn gốc của khu di tích: Có từ bao giờ, ai phát hiện ra? đã kiến tạo lại bao giờ chưa?
– Giới thiệu vị trí địa lí, đặc điểm bên ngoài (nhìn từ xa hoặc nhìn từ trên).
– Trình bày về đặc điểm của từng bộ phận của khu di tích: Kiến trúc, ý nghĩa, các đặc điểm tự nhiên khác thú vị, độc đáo,…
– Danh lam thắng cảnh của quê hương bạn đã đóng góp như thế nào cho nền văn hoá của dân tộc và cho sự phát triển nói chung của đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai (làm đẹp cảnh quan đất nước, mang lại ý nghĩa về giáo dục, ý nghĩa tinh thần, mang lại giá trị vật chất,…).
3. Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp nhiều mặt của danh lam thắng cảnh đó.
Đề 3: Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học (thất ngôn bát cú, Đường luật)
1. Mở bài:
Thể thơ thất ngôn bát cú được hình thành từ thời nhà Đường. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở nước ta vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.
2. Thân bài:
Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ. Có gieo vần (chỉ một vần) ở các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8. Có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6. Có luật bằng trắc. Luật bằng trắc đã tạo nên một mạng âm thanh tinh xảo, uyển chuyển, cân đối làm lời thơ cứ du dương như một bản tình ca. Người ta đã có những câu nói về vấn đề luật bằng trắc trong từng tiếng ở mỗi câu thơ: các tiếng nhất
– tam
– ngũ bất luận, còn các tiếng: nhị
– tứ
– lục phân minh. Thể thơ này thường ngắt nhịp 4/3. Không theo đúng những điều trên, bị coi là thất luật (không đúng luật). Chú ý: Học sinh tự lấy các văn bản đã học làm ví dụ minh họa. (Có thể lấy bài “Bạn đến chơi nhà”, “Quan Đèo Ngang”,…)
3. Kết bài:
Thể thơ thất ngôn bát cú thực sự là một thể tuyệt tác. Thể thơ này thích hợp để bộc lộ những tình cảm da diết, mãnh liệt đến cháy bỏng đối với quê hương, đất nước, thiên nhiên. Chính điều đó đã làm tăng vẻ đẹp bình dị của thể thơ. Có những nhà thơ với nguồn cảm hứng mênh mông vô tận đã vượt lên trên sự nghiêm ngặt của thể thơ phá vỡ cấu trúc vần, đối để thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Tóm lại, thể thơ thất ngôn bát cú mãi mãi là một trang giấy thơm tho để muôn nhà thơ viết lên những sáng tác nghệ thuật cao quý cho đời sau.
Đề 4: Giới thiệu về một loài hoa
1. Mở bài: Tết đến trăm hoa đua nở, loài hoa nào cũng đẹp, cũng thơm, cũng mang trên mình một màu sắc rực rỡ để đón mừng năm mới. Miền Bắc xuân về với cành đào tươi thắm còn đối với miền Nam thì cây mai là một loài hoa Tết không thể thiếu được ở mọi nhà.
2. Thân bài
– Nguồn gốc, xuất xứ: Học sinh có thể giới thiệu về nguồn gốc xuất xứ khoa học hoặc nguồn gốc xuất xứ theo sự tích, truyền thuyết của dân tộc Việt Nam…
– Một số đặc điểm: Cây mai cũng có những đặc sắc riêng nhất là về hình dạng. Thân mai nhỏ, cành gầy, mỏng manh tạo nên vẻ duyên dáng của người con gái trong tà áo dài trang nhã và đài các. Lá mai màu xanh, nhỏ như lá chanh. Nụ mai thì nhỏ, có màu xanh, thuôn dài mọc thành chùm từ bảy đến mười cái. Khi nở, hoa mai có năm cánh khoác trên mình một bộ đồ màu vàng rực rỡ mà ai công thích. Cánh mai mịn màng, mỏng manh làm cho người ta cảm thấy ấm áp lạ thường. Có thể nói, cả cây mai đều có màu vàng chỉ riêng lá màu xanh và phấn hoa thì có màu nâu đỏ. Đặc biệt có những cành mai ghép, hoa nở ra thường có sáu đến mười hai cánh…
– Phân loại: Mai có nhiều loại:
+ Mai vàng (hoàng mai): hoa mọc thành chùm, có cuống dài treo lơ lửng dọc theo cành. Cánh hoa mỏng, màu vàng, có mùi thơm kín đáo.
+ Mai tứ quý (nhị độ mai): là loại mai vàng nở quanh năm. Sau khi cánh hoa rụng hết ở giữa bông hoa còn lại 2, 3 hạt nhỏ và dẹt màu đen bóng.
+ Mai trắng (bạch mai): Hoa mới nở có màu hồng nhạt, sau chuyển sang trang, có mùi thơm nhẹ.
+ Mai chiếu thủy: hoa nhỏ, lá nhỏ mọc thành chùm màu trắng và thơm ngát về đêm. Thường được trồng trang trí ở hòn non bộ hoặc trong chậu sứ.
+ Mai ghép: là loại mai được các nghệ nhân hoa cảnh ghép từ nhiều loại mai: hoa to, nhiều lớp, nhiều cánh, nhiều mùi. Được trồng trong các chậu sứ lớn, rất khó chăm sóc.
– Công dụng, ý nghĩa: Trong những ngày Tết hầu như nhà nào cũng mua hoa mai về trưng, vừa trang trí cho đẹp nhà vừa cầu tụng may mắn.
3. Kết bài
– Cây mai được xếp vào hàng “tứ quý” được vê trong bộ tranh “tứ bính” đại diện cho 4 mùa: mai, lan, cúc, trúc và hoa mai biểu tượng cho mùa xuân.
– Về mặt ý nghĩa, cây hoa mai còn tượng trưng cho dáng vẻ thanh mảnh, phẩm giá thanh cao, tốt đẹp của con người Việt Nam.
Đề 5: Thuyết minh về một giống vật nuôi.
a) Mở bài.
Giới thiệu về giống vật nuôi mà em định thuyết minh (một loài chim quý, một vật nuôi trong gia đình).
b) Thân bài.
Thuyết minh về đặc điểm, vai trò của loài vật:
– Giới thiệu về hình dáng, cấu tạo, màu sắc, các bộ phận cụ thể của loài vật bằng một giọng văn hớn hở và thích thú.
– Giới thiệu những tập tính của loài vật (cách ăn, ngủ, sinh sản,…).
– Vai trò, công dụng của loài vật đó đối với đời sống con người.
c) Kết bài.
Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với loài vật đó.
Đề 6: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam (như chiếc nón lá, chiếc áo dài, trò chơi thả diều,…)
a)Thuyết minh về một sản phẩm cần chú ý làm nổi bật các ý sau:
– Hình dáng, màu sắc của sản phẩm;
– Nguyên liệu tạo nên sản phẩm;
– Cách làm, nơi làm ra sản phẩm đó;
– Các bộ phận, các phần của sản phẩm;
– Công dụng;
– Giá trị văn hoá của sản phẩm;
b) Thuyết minh về một trò chơi, cần tập trung làm rõ các ý:
– Xuất xứ của trò chơi.
– Miêu tả cách chơi:
+ Công đoạn chuẩn bị (ví dụ cách làm diều, các bộ phận của con diều).
+ Khi tiến hành trò chơi.
– Ý nghĩa văn hoá của trò chơi.
+ Mở rộng xem đầy đủ