Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
I - Từ ngữ địa phương
Quan sát những từ in đậm trong các ví dụ sau và trả lời câu hỏi.
Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.
(Hồ Chí Minh. Tức cảnh Pác Bó)
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào.
(Tố Hữu, Khi con tu hú)
Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là "ngô". Trong ba từ bắp, bẹ và ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn dân?
II - Biệt ngữ xã hội
Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi.
Kể chuyện Bình Trị Thiên,
Cho bầy tui nghe ví
Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí
- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.
Từ ngữ địa phương | Từ ngữ toàn dân |
má, u, bầm | mẹ |
heo | lợn |
bông | hoa |
I - Từ ngữ địa phương (trang 56 SGK Ngữ Văn 8 tập 1)
- Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là "ngô".
- Trong 3 từ : bắp, bẹ, ngô - từ "bẹ" là từ địa phương.
- Từ "ngô" là từ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.
Ghi nhớ :
Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
II - Biệt ngữ xã hội (trang 57 SGK Ngữ Văn 8 tập 1)
Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi.
a) - Trong đoạn văn trên tác giả có chỗ dùng là “mẹ”, có chỗ lại dùng “mợ”. Bởi vì Trong lòng mẹ là hồi ký nên tác giả dùng từ “mẹ” – từ ngữ hiện tại. Nhưng những dòng đối thoại tác giả dùng từ “mợ” vì đoạn đối thoại đó nằm trong kí ức.
- Trước Cách mạng tháng Tám 1945, mẹ được gọi bằng "mợ", cha được gọi bằng "Cậu" trong tầng lớp trung lưu, thượng lưu.
b) Các từ ngữ "ngỗng", "trúng tủ" là các từ dùng hạn chế trong tầng lớp học sinh hiện nay n:
- Ngỗng : điểm 2
- Trúng tủ : trúng với sự chuẩn bị
Ghi nhớ :
Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
Trong các đoạn thơ, đoạn văn, tác giả vẫn sử dụng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội bởi những từ ngữ đó tạo nên giá trị tu từ cho thơ, văn để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách xã hội.
Ghi nhớ :- Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai tầng lớp này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tích cách nhân vật.- Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
Từ ngữ địa phương | Từ ngữ toàn dân |
Má (Nam Bộ) | Mẹ |
Bọ (Nghệ Tĩnh) | Cha |
Mô (Nghệ Tĩnh) | Đâu |
Cây viết (Nam Bộ) | Cây bút |
O (Hà Tĩnh) | Cô |
Câu 4 phần IV trang 59 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Sưu tầm một số câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương em (hoặc của địa phương khác) có sử dụng từ ngữ địa phương.