Soạn bài Tôi đi học
1. Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật "tôi" kỉ niệm về buổi tưụ trường đầu tiên ? Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào ?
2. Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" khi cùng mẹ đi trên đường tới trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên.
3. Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi học ?
4. Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn.
5. Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này. Sức cuốn hút của tác phẩm, theo em, được tạo nên từ đâu ?
A. Bố cục
- Phần 1 : Từ đầu … trên ngọn núi :Tâm trạng nao nức về kỉ niệm của buổi tự trường đầu tiên.
- Phần 2 : Tiếp … tôi cũng lấy làm lạ : Khung cảnh sân trường làng Mĩ Lí ngày khai trường.
- Phần 3 : Phần còn lại : Cảm xúc nhân vật “tôi” khi vào lớp.
I. Đọc - Hiểu văn bản
Câu 1 trang 9 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật "tôi" kỉ niệm về buổi tưụ trường đầu tiên ? Đọc toàn bộ truyện ngắn, em thấy những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự như thế nào ?
Những yếu tố đã gợi lên trong lòng nhân vật "tôi" kỉ niệm về buổi tựu trường đầu tiên đó là :
- Lá thu ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc.
- Mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường ...
Toàn bộ truyện ngắn, những kỉ niệm này được nhà văn diễn tả theo trình tự :
- Từ hiện tại mà nhớ về quá khứ : biến chuyển của trời đất cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ đến trường gợi cho "tôi" nhớ về ngày ấy cùng những kỉ niệm trong sáng.
- Tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" khi nhìn ngôi trường ngày khai giảng, khi nhìn mọi người, các bạn, lú nghe gọi tên mình và phải rời bàn tay mẹ để vào lớp.
- Tâm trạng, cảm giác của nhân vật "tôi" lúc ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên.
Câu 2 trang 9 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Tìm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" khi cùng mẹ đi trên đường tới trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên.
- Khi trên đường cùng mẹ tới trường :
+ Con đường, cảnh vật vốn rất quen mà lần này tự nhiên thấy lạ, thấy có sự thay đổi lớn trong mình.
+ Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo, với mấy quyển vở mới trên tay.
+ Cẩn thận, nâng niu với mấy quyển vở, vừa lúng túng vừa muốn thử sức, muốn khẳng định mình khi xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác.
- Khi nghe gọi tên và phải rời tay mẹ đi vào lớp :
+ Hồi hộp chờ nghe tên mình.
+ Thấy sợ khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ. Những tiếng khóc nức nở hay thút thít bật ra rất tự nhiên như phản ứng dây chuyền lúc ấy. Cảm thấy mình bước vào một thế giới khác và cách xa mẹ hơn bao giờ hết.
- Khi ngồi trong lớp đón nhận giờ học đầu tiên :
+ Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn ngồi bên cạnh.
+ Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin, nhân vật "tôi" nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên.
Câu 3 trang 9 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Em có cảm nhận gì về thái độ, cử chỉ của những người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi học ?
Cảm nhận về thái độ, cử chỉ của những người lớn đối với các em bé lần đầu đi học :
- Phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em, đều trân trọng tham dự buổi lễ quan trọng này. Có lẽ các vụ cũng đang lo lắng, hồi hộp cùng con em mình.
- Ông đốc - một người thầy, một người lãnh đạo nhà trường rất từ tốn, bao dung.
- Thầy giáo trẻ dạy học sinh lớp mới cũng chứng tỏ là một người vui tính, giàu tình thương yêu.
Qua những hình ảnh về người lớn, chúng ta nhận ra trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai. Đó là một môi trường giáo dục ấm áp, là một nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành.
Câu 4 trang 9 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được nhà văn sử dụng trong truyện ngắn.
Các hình ảnh so sánh :
- "Tôi quên thế nào được ... mỉm cười giữa bầu trời quang đãng".
- "Ý nghĩa ấy ... lướt ngang trên ngọn núi".
- "Họ như con chim con ... rụt rè trong cảnh lạ".
- "Họ thèm vụng ... rụt rè trong cảnh lạ".
Các hình ảnh so sánh trên thể hiện :
- Cảm giác trong sáng tươi vui của nhân vật "tôi" khi lần đầu đến lớp.
- Ý nghĩa thơ ngây của nhân vật "tôi" khi muốn thử sức mình.
- Tâm trạng bỡ ngỡ của các học sinh lần đầu đến lớp.
- Khao khát được trưởng thành của các học sinh lần đầu đến lớp.
Câu 5 trang 9 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này. Sức cuốn hút của tác phẩm, theo em, được tạo nên từ đâu ?
- Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của truyện :
+ Bố cục truyện theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật "tôi" theo trình tự thời gian của một buổi tựu trường.
+ Kết hợp hài hòa giữa kể, tả với bộc lộ cảm xúc.
- Sức cuốn hút của truyện được tạo bởi :
+ Đặc sắc nghệ thuật của truyện tạo nên chất thơ của tác phẩm.
+ Chất trữ tình thiết tha, trong trẻo từ :
* Tình huống truyện.
* Tình cảm ấm áp của người lớn đối với các em nhỏ.
* Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường.
* Các so sánh giàu chất trữ tình.
II. Luyện tập
Câu 1 - Luyện tập trang 9 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" trong truyện ngắn Tôi đi học.
- Đó là dòng cảm xúc bồi hồi, xúc động trước sự biến đổi của thiên nhiên và cảnh vật : thời tiết vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc.
- Thời gian và không gian ấy gợi mở những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường đầu tiên trong đời : Từ con đường, cảnh vật vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, nhân vật "tôi"cảm thấy trang trọng và đứng đắn ; ngạc nhiên thấy trong sân trường hôm nay ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa ; ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường. Nhân vật "tôi" từ cảm giác thấy mình bé nhỏ, lo sợ vẩn vơ đến giật mình và lúng túng khi nghe gọi đến tên mình ; cảm giác trống trải khi sắp phải rời bàn tay dịu dàng của mẹ.
- Bước vào thế giới khác, vừa gần gũi vừa xa lạ.
- Vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin khi bước vào giờ học đầu tiên.
Dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" hòa quyện giữa trữ tình (biểu cảm) với tả và kể (tự sự) vừa mượt mà vừa tạo nên sự xao xuyến khôn nguôi.
Câu 2 - Luyện tập trang 9 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên.
- Kể lại những chi tiết cụ thể :
+ Tối đó cả nhà ra sao ? Riêng em thì thế nào ? Vở, cặp sách chuẩn bị đến đâu ?
+ Em dậy sớm hay muộn ? Ai đưa em đi học ?
+ Trên đường thấy những gì ? Có những bạn cùng lứa đi học với ba mẹ không ?
+ Đến trường chứng kiến những sự kiện nào ? Gặp gỡ thầy cô mới ở đâu ? Cụ thể như thế nào ?
- Chia sẻ những cảm xúc của mình về những gì đã chứng kiến :
+ Buồn, vui, lo âu ?
+ Hạnh phúc và bâng khuâng ?
+ Thấy mình đã lớn, đã tự chủ ở môi trường khác ?