Soạn bài Nước Đại Việt ta trích Bình Ngô đại cáo
1. Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình Ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?
2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân diếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?
3. Để khẳng định chủ quyền độc lập, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?
Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.
Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.
4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng.
(gợi ý: cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biền ngẫu, biện pháp liệt kê so sánh đối lập, … có hiệu quả.)
(gợi ý: cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biền ngẫu, biện pháp liệt kê so sánh đối lập, … có hiệu quả.)
5. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.
6. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.
Lời giải:
Câu 1 trang 69 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình Ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?
Khi nêu tiền đề sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Việ Nam ta. Nguyễn Trãi đã khẳng định những chân lý :
– Nước ta có nền văn hiến lâu đời.
– Nước ta có cương vực lãnh thổ riêng.
– Nước ta có phong tục tập quán.
– Nước ta có lịch sử riêng, chế độ riêng.
Câu 2 trang 69 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân diếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là là cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn.
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là là cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn.
Như vậy, với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống ngoại xâm. Nhân nghĩa không những trong quan hệ giữa người với người mà còn trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc.
Câu 3 trang 69 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Để khẳng định chủ quyền độc lập, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?
Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.
Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc:
Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.
Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc:
– Nền văn hiến lâu đời
– Cương vực lãnh thổ
– Phong tục tập quán
– Lịch sử riêng
– Chế độ riêng.
Đây chính là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc so với bài thơ “Sông núi nước Nam” bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó
Câu 4 trang 69 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng.
(gợi ý: cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biền ngẫu, biện pháp liệt kê so sánh đối lập, … có hiệu quả.)
Nghệ thuật của đoạn trích được thể hiện qua:
(gợi ý: cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biền ngẫu, biện pháp liệt kê so sánh đối lập, … có hiệu quả.)
Nghệ thuật của đoạn trích được thể hiện qua:
- Cách sử dụng từ ngữ: khẳng định được sự tồn tại lâu đời, hiển nhiên về nhiều phương diện.
- Thể cáo được viết bằng lối văn biền ngẫu, có đối, các câu dài ngắn không bị gò bó, các cặp có ai vế đối nhau.
- Lời lẽ có tính hùng biện, lập luận đanh thép, lí luận sắc bén.
- Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
Câu 5 trang 69 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.
Câu văn biến ngẫu cân xứng, nhịp nhàng.
Ở Bình Ngô đại cáo sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, nêu chân lí khách quan. Nguyễn Trãi đưa ra những chứng minh đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí, nói chung lại là sức mạnh của chính nghĩa
Câu 6 trang 69 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.
+ Mở rộng xem đầy đủ