Soạn bài Khi con tu hú
1. Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào? Hãy viết một câu văn có bốn chữ đầu là “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?
2.
Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu. Những chi tiết nào khiến em có nhận xét đó?
3. Phân tích tâm trạng người tù – chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn thơ đầu và ở đoạn cuối rất khác nhau, vì sao?
4. Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào?
Lời giải:
I. Tác giả, tác phẩm
(*) Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông giác ngộ lí tưởng cách mạng khi đang học ở trường Quốc học. Tháng 4 – 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ (Huế), sau đó chuyển sang nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị) và nhiều nhà tù ở Tây Nguyên. Tháng 3 – 1942, Tố Hữu vượt ngục bắt liên lạc với Đảng và đã tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng 8 – 1945 ở Huế. Sau cách mạng, Tố Hữu đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Đảng và chính quyền (từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng), đồng thời vẫn sáng tác thơ. Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Tố Hữu được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Tác phẩm chính: các tập thơ Từ ấy (1937 – 1946), Việt Bắc (1946 – 1954), Gió lộng (1955 – 1961), Ra trận (1962 – 1971), Máu và hoa (1972 – 1977), Một tiếng đờn (1979 – 1992),…
Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây.
II. Bố cục
Câu 2 trang 20 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu. Những chi tiết nào khiến em có nhận xét đó?
Tiếng chim tu hú gọi bầy đã làm sống dậy trong lòng tác giả cảnh sắc của mùa hè rạo rực, mê say:
Chia làm 2 phần:
+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa hè sinh động, nhộn nhịp.
+ Phần 2 (còn lại): Tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người chiến sĩ cộng sản.
III. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 trang 20 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào? Hãy viết một câu văn có bốn chữ đầu là “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?
Trả lời:
– Nhan đề bài thơ: “Khi con tu hú” – trạng ngữ chỉ thời gian
Nhan đề bài thơ để nửa chừng, bỏ ngỏ -> gợi mở khiến cho người đọc tò mò muốn khám phá nội dung bài thơ.
– “Khi con tu hú là bài thơ đặc tả chân thực bước chuyển mình cùng vẻ đẹp sôi động của mùa hè và trong không gian tù túng, ngột ngạt của phòng giam người chiến sĩ cách mạng lắng nghe tiếng tu hú- âm thanh rạo rực của sự sống- hối thúc khát khao tự do, tình yêu cuộc sống cháy bỏng.”
– Tiếng chim tu hú có tác động mạnh tới nhà thơ vì đó là tín hiệu của mùa hè, là sự gọi mời của tự do, của trời cao lồng lộng vì thế tiếng chim tác động mạnh mẽ tới tình cảm, tâm tư của nhà thơ.
Câu 2 trang 20 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu. Những chi tiết nào khiến em có nhận xét đó?
Những chi tiết biểu hiện vẻ đẹp, nhịp sôi động của mùa hè:
+ Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần – hương vị ngọt ngào, mời gọi.
+ Tu hú gọi bầy, vườn râm ve ngân – gợi liên tưởng âm thanh vui nhộn, đặc trưng của mùa hè.
+ Trời xanh cao, diều sáo lộn nhào tầng không – không gian khoáng đạt, tự do.
-> Tiếng chim tu hú gọi mùa đã mở ra vẻ đẹp chào mời hấp dẫn của mùa hè. Mọi diễn đạt đều bắt nguồn từ cảm nhận bằng hồn thơ tinh tế, tình yêu cuộc sống, khao khát tự do mãnh liệt. Bức tranh thiên nhiên cũng vì thế vui nhộn, giàu sức sống.
Câu 3 trang 20 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Phân tích tâm trạng người tù – chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn thơ đầu và ở đoạn cuối rất khác nhau, vì sao?
Tâm trạng của người chiến sĩ khi ở trong nhà tù:
+ Cách ngắt nhịp bất thường: 6/2 ; 3/3
+ Các động từ mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất -> nhấn mạnh tâm trạng bức bối, ngột ngạt của người chiến sĩ.
+ Các từ cảm thán: ôi, thôi, làm sao -> sự tiếc nuối, muốn vượt thoát khỏi thực tại.
– Mở đầu bài thơ và cuối bài thơ đều có hình ảnh tiếng chim tu hú – âm thanh của sự sống tự do, tươi sáng vọng vào gọi mời người chiến sĩ.
+ Tâm trạng của người chiến sĩ ở đầu và cuối bài thơ khác nhau: mở đầu bài thơ là cuộc sống tự do háo hức, rộn ràng >< cuối bài thơ cảm giác ngột ngạt, u uất lên tới đỉnh điểm.
+ Tiếng chim đầu bài thơ báo hiệu mùa hè tươi mới, rộn ràng đến cuối bài thơ tiếng chim như tô đậm thêm tâm trạng đau khổ vì cảnh giam hãm, mất tự do.
Câu 4 trang 20 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào?
Cái hay của bài thơ nằm trong hai mặt nội dung và nghệ thuật.
– Nội dung: Khi con tu hú thể hiện một tình yêu cuộc sống tha thiết, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam cầm trong nhà tù thực dân.
– Nghệ thuật: Bài thơ có nhiều hình ảnh gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm; sử dụng thể thơ lục bát, lời thơ tự nhiên, truyền tải được cảm xúc lắng sâu, đồng thời thể hiện được nguồn sống sôi sục của người cộng sản trẻ.
+ Mở rộng xem đầy đủ