Soạn bài Cô bé bán diêm trích

1. Hãy xác định ba phần của văn bản này nếu lấy việc em bé quẹt những que diêm làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu để có thể chia phần thứ hai (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn ?

2. Qua phần đầu, chúng ta được biết gì về gia cảnh của nhân vật cô bé bán diêm và thời gian, không gian xảy ra câu chuyện ? Liệt kê những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) được nhà văn sử dụng trong phần này nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé.

3. Chứng minh rằng những mộng tưởng của cô bé qua các lẫn quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra theo thứ tự hợp lí. Trong số các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy hay chỉ là mộng tưởng ?

4. Phát biểu những cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng.

Lời giải:

Câu 1 trang 68 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Hãy xác định ba phần của văn bản này nếu lấy việc em bé quẹt những que diêm làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu để có thể chia phần thứ hai (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn ?

Nếu lấy việc em bé quẹt những que diêm là trọng tâm thì có thể chia làm ba phần.

- Phần 1 : Từ đầu đến đã cứng đờ ra : Hoàn cảnh của cô bé bán diêm và việc cô bé không dám về nhà.

- Phần 2 : Tiếp đến về chầu Thượng đế : Những lần quẹt diêm và những mộng tưởng của em bé.

- Phần 3 : Còn lại : Cái chết của em bé và thái độ của mọi người.

Việc chia phần thứ hai thành những đoạn nhỏ hơn căn cứ vào những lần quẹt diêm của em bé. Ba lần quẹt diêm để em được thấy ấm áp, được mơ thấy thức ăn và đồ chơi. Lần thứ tư là em thấy bà em. Lần thứ năm, em đã quẹt cả bao diêm để níu giữ hình ảnh của bà.

 

Câu 2 trang 68 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : 

- Hoàn cảnh cô bé bán diêm: Mẹ chết, sống với bố, bà nội cũng qua đời. Nhà nghèo, sống "chui rúc trong xó tối tăm", "trên gác sát mái nhà"... Bố "khó tính", em "luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa". Phải đi bán diêm để kiếm sống.

- Truyện được đặt vào bối cảnh đêm giao thừa, noài đường phố rét buốt. Em bé " ngồi nép trong một góc tường..." mong cho đỡ lạnh, nhưng không ăn thua gì!

- Các hình ảnh tương phản:

+ Em đói mà trong phố sực nức mùi ngỗng quay.

+ Hình ảnh "Cái xó tối tăm" em sống chui rúc với bố hiện nay và "ngôi nhà xinh xắn..." năm xưa khi bà bội em còn sống.

 

Câu 3 trang 68 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 :  Chứng minh rằng những mộng tưởng của cô bé qua các lẫn quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra theo thứ tự hợp lí. Trong số các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy hay chỉ là mộng tưởng ?

Những mộng tưởng của cô bé mỗi lần quẹt diêm diễn ra rất hợp lí. Trước hết em đang rét, nên em muốn có lò sưởi để sưởi ấm. Sau đó, em đang đói, nên mong ước có bàn ăn để được ăn. Khi đã được ấm no trong tưởng tượng, em mới ao ước đồ chơi trên cây thông Nô-en. Và đón năm mới, em nghĩ đến người bà hiền hậu của mình. Em đã quẹt cả bao diêm để được ở với bà.

Trong số các mộng tưởng ấy, những điều gắn với thực tế là lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en. Những điều thuần túy chỉ là mộng tưởng là ngỗng quay nhảy khỏi đĩa, mang cả dao ăn, phuốc sét cắm trên lưng tiến về phía em bé. Một điều hoàn toàn mộng tưởng ấy là bà em đang mỉm cười với em, bà cầm lấy tay em, bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi...

 

Câu 4 trang 68 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 :  Phát biểu những cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng.

- Em bé thật tội nghiệp. Người đời đối xử với em quá lạnh lùng, chỉ có mẹ và bà thương yêu em, nhưng đã qua đời. Cha em vì nghèo khổ quá nên đối xử với em thiếu tình thương, khách qua đường không đoái hoài đến lời chào hàng của em nên em không bán được bao diêm nào... Những người nhìn thấy thi thể em vào sáng ngày mồng một Tết cũng lạnh lùng như thế.

- Trong cái xã hội thiếu tình thương, nhà văn An-đec-xen đã viết truyện này với tất cả niềm thông cảm, thương yêu đối với em bé bất hạnh. Kết thúc tưởng như có hậu nhưng rõ ràng truyện Cô bé bán diêm và phần cuối của nó là " một cảnh thương tâm".