Soạn bài Câu cầu khiến
I. Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến
1.
Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
a) Ông lão chào con cá và nói:
– Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.
Con cá trả lời:
– Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
b) Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy:
– Đi thôi con.
(Theo Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
Câu hỏi:
– Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?
– Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
2. Đọc to những câu sau và trả lời câu hỏi.
a) – Anh làm gì đấy?
– Mở cửa. Hôm nay trời nóng quá.
b) Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:
– Mở cửa!
Câu hỏi:
– Cách đọc câu “Mở cửa!” trong (b) có khác cách đọc câu “Mở cửa!” trong (a) không?
– Câu “Mở cửa!” trong (b) dùng để làm gì, khác với câu “Mở cửa!” trong (a) ở chỗ nào?
II. Luyện tập
1. Xét các câu sau và trả lời câu hỏi:
a) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
(Bánh chưng, bánh giầy)
b) Ông giáo hút thuốc đi.
( Nam Cao, Lão Hạc)
c) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
(Chân, Tay , Tai, Mắt, Miệng)
Câu hỏi:
– Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến?
– Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên. Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào.
2. Trong những đoạn trích sau, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.
a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.
– Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
c) Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm, đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, hét lên:
– Đưa tay cho tôi mau!
Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:
– Cầm lấy tay tôi này!
Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát […].
(Theo Ngữ văn 6, tập một)
3. So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a) Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
b) Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
4. Xét đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
– Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Dế Choắt nói với Dế Mèn câu trên nhằm mục đích gì? Cho biết vì sao trong lời nói với Dế Mèn, Dế Choắt không dùng những câu như:
– Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!
– Đào ngay giúp em một cái ngách!
5. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường, con vào lớp Một. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con! Hãy can đảm lên! Thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”.
(Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra).
Câu “Đi đi con!” trong đoạn trích trên và câu “Đi thôi con.” Trong đoạn trích ở mục L1.b (tr.30) có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
Lời giải:
I. Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến
Câu 1 trang 30 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Đọc những đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
+ Trong (a): chủ ngữ vắng mặt (ở đây ngầm hiểu là Lang Liêu, căn cứ vào những câu trước đó).
a) Ông lão chào con cá và nói:
– Mụ vợ tôi lại nổi cơn điên rồi. Nó không muốn làm bà nhất phẩm phu nhân nữa, nó muốn làm nữ hoàng.
Con cá trả lời:
– Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. Trời phù hộ lão. Mụ già sẽ là nữ hoàng.
(Ông lão đánh cá và con cá vàng)
b) Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy:
– Đi thôi con.
(Theo Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
Câu hỏi:
– Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu cầu khiến? Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cầu khiến?
– Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
Trả lời:
Trong những đoạn trích trên, các câu sau là câu cầu khiến :
a) Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi .
b) – Đi thôi con.
Đặc điểm hình thức cho biết đó là câu cầu khiến: có những từ cầu khiến: đừng, đi, thôi.
– Câu cầu khiến trong những đoạn trích trên dùng để:
+ Khuyên bảo: Thôi đừng lo lắng.
+ Yêu cầu : Cứ về đi. Đi thôi con.
Câu 2 trang 30 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Đọc to những câu sau và trả lời câu hỏi.
a) – Anh làm gì đấy?
– Mở cửa. Hôm nay trời nóng quá.
b) Đang ngồi viết thư, tôi bỗng nghe tiếng ai đó vọng vào:
– Mở cửa!
Câu hỏi:
– Cách đọc câu “Mở cửa!” trong (b) có khác cách đọc câu “Mở cửa!” trong (a) không?
– Câu “Mở cửa!” trong (b) dùng để làm gì, khác với câu “Mở cửa!” trong (a) ở chỗ nào?
Trả lời:
– Khi đọc câu “Mở cửa!” trong (2), ta cần đọc với giọng nhấn mạnh hơn vì đây là một câu cầu khiến (khác với câu “Mở cửa!” trong (1) – câu trần thuật, đọc với giọng đều hơn).
– Trong (1), câu “Mở cửa!” dùng để trả lời cho câu hỏi trước đó. Trái lại, trong (2), câu “Mở cửa!” dùng để yêu cầu, sai khiến.
II. Luyện tập
Câu 1 trang 31 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Xét các câu sau và trả lời câu hỏi:
a) Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên vương.
(Bánh chưng, bánh giầy)
b) Ông giáo hút thuốc đi.
( Nam Cao, Lão Hạc)
c) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
(Chân, Tay , Tai, Mắt, Miệng)
Câu hỏi:
– Đặc điểm hình thức nào cho biết những câu trên là câu cầu khiến?
– Nhận xét về chủ ngữ trong những câu trên. Thử thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ xem ý nghĩa của các câu trên thay đổi như thế nào.
– Các câu trên là câu cầu khiến vì có chứa các từ mang ý nghĩa cầu khiến: hãy, đi, đừng.
– Chủ ngữ trong các câu trên đều chỉ người tiếp nhận câu nói hoặc chỉ một nhóm người có mặt trong đối thoại. Cụ thể:
+ Trong (a): chủ ngữ vắng mặt (ở đây ngầm hiểu là Lang Liêu, căn cứ vào những câu trước đó).
+ Trong (b): Chủ ngữ là Ông giáo.
+ Trong (c): Chủ ngữ là chúng ta.
– Có thể thêm, bớt hoặc thay đổi chủ ngữ của các câu trên, về cơ bản nghĩa của các câu ít nhiều đều có sự thay đổi. Chẳng hạn:
+ Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương (thêm chủ ngữ, nội dung câu không đổi, người nghe được nói tới cụ thể hơn).
+ Hút trước đi. (bớt chủ ngữ, ý nghĩa cầu khiến dường như mạnh hơn, câu nói kém lịch sự hơn).
+ Nay cách anh đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không (thay đổi chủ ngữ, nội dung câu có thay đổi, trong chủ ngữ không có người nói).
Câu 2 trang 32 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Trong những đoạn trích sau, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.
a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi.
– Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
c) Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm, đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, hét lên:
– Đưa tay cho tôi mau!
Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:
– Cầm lấy tay tôi này!
Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát […].
(Theo Ngữ văn 6, tập một)
Trả lời:
b) Các em đừng khóc. (có chủ ngữ ngôi thứ 2 số nhiều)
c) Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này! (vắng chủ ngữ)
Trong những tình huống cấp bách, gấp gáp đòi hỏi những người có liên quan phải có hành động nhanh và kịp thời thì câu cầu khiến phải rất ngắn gọn, vì vậy chủ ngữ chỉ người tiếp nhận thường vắng mặt.
Câu 3 trang 32 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: So sánh hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a) Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!
b) Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.
Trả lời:
So sánh:
– Câu trong a vắng chủ ngữ, còn câu trong b có chủ ngữ, ngôi thứ hai số ít.
– Nhờ có chủ ngữ nên câu b ý cầu khiến nhẹ hơn, thể hiện rõ hơn tình cảm của người nói đối với người nghe.
Câu 4 trang 32 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Xét đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
– Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Dế Choắt nói với Dế Mèn câu trên nhằm mục đích gì? Cho biết vì sao trong lời nói với Dế Mèn, Dế Choắt không dùng những câu như:
– Anh hãy đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh!
– Đào ngay giúp em một cái ngách!
Trả lời:
Câu nói của Dế Choắt có mục đích cầu khiến nhưng ý cầu khiến rất nhẹ. Sở dĩ Dế Choắt nói một cách khiêm nhường như vậy vì Dế Choắt tự coi mình là vai dưới, có vị thế thấp so với Dế Mèn. Bên cạnh đó, Dế Choắt lại là người yếu đuối, nhút nhát nên đã chọn cách nói như vậy.
Câu 5 trang 33 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Câu 5 trang 33 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.
Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường, con vào lớp Một. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con! Hãy can đảm lên! Thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”.
(Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra).
Câu “Đi đi con!” trong đoạn trích trên và câu “Đi thôi con.” Trong đoạn trích ở mục L1.b (tr.30) có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
Trả lời:
So sánh hai câu, hai cách nói: “Đi đi con!” và “Đi thôi con”, ta thấy ở câu thứ nhất, chỉ có người con đi. Còn ở câu thứ hai, cả người con và người mẹ đều cùng đi. Hai câu này không thể thay thế cho nhau được, vì có nội dung khác nhau.
Ghi nhớ:Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ, ... đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,...Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
+ Mở rộng xem đầy đủ