Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt

I - Từ vựng

1. Lí thuyết : cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ; trường từ vựng ; từ tượng hình, từ tượng thanh ; từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ; các biện pháp tu từ từ vựng (nói quá, nói giảm nói tránh).

2. Thực hành :

a) Dựa vào kiến thức về văn học dân gian và về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp vào những ô trống theo sơ đồ sau :

Giải thích những từ ngữ có nghĩa hẹp trong sơ đồ trên. Cho biết trong những câu giải thích ấy có từ ngữ nào chung.

b) Tìm trong ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh.

c) Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh.

II - Ngữ pháp

1. Lí thuyết : trợ từ, thán từ; tình thái từ ; câu ghép

2. Thực hành :

a) Viết hai câu, trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.

b) Đọc đoạn trích sau :

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn Độc lập)

Hãy xác định câu ghép trong đoạn trích trên. Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn thì có được không? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không ?

c) Xác định câu ghép và cách nối các vế câu trong đoạn trích sau :

Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

Lời giải:

I - Từ vựng

1. Lí thuyết : cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ; trường từ vựng ; từ tượng hình, từ tượng thanh ; từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ; các biện pháp tu từ từ vựng (nói quá, nói giảm nói tránh).

2. Thực hành :

a) Dựa vào kiến thức về văn học dân gian và về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, hãy điền từ ngữ thích hợp vào những ô trống theo sơ đồ sau :

Truyện dân gian gồm : Truyện cổ tích, truyện truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười

b) Ca dao Việt Nam hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh

- Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

- Gió đưa cây cải về trời

Rau dăm ở lại chịu lời đắng cay.

c) Viết hai câu có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh

- Bầy chim sẻ hót líu lo trên cành cây cạnh đầu hồi nhà.

 

- Tiếng bầy dế rích rích… ri ri dưới mặt đất còn ẩm hơi nước sau cơn mưa.

- Dáng mẹ liêu xiêu trong nắng chiều.

 

II - Ngữ pháp

1. Lí thuyết : trợ từ, thán từ; tình thái từ ; câu ghép

2. Thực hành :

a) Viết hai câu trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.

- Nó đi chơi những hai ngày à? (câu dùng trợ từ và tình thái từ).

- Trời ơi, chính nó là người tiết lộ bí mật! ( dùng trợ từ và thán từ).

b) Câu ghép trong đoạn trên :

- Pháp/ chạy, Nhật/ hàng, vua Bảo Đại/ thoái vị.

- Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn. Nếu thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.

c) Câu ghép

- Chúng ta/không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào (cũng như) ta/không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.

- Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/ đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay/ là cao quý, vĩ đại nghĩa là rất đẹp.