Soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 - Văn Nghị luận

Đề bài tham khảo
 
Đề 1:  Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
 
Đề 2: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
 
Đề 3: Câu nói của M. Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?
Lời giải:
Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
Dàn ý
a. Mở bài
– Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn là những vị anh hùng, có công với đất nước.
b. Thân bài
– Giới thiệu văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ và vai trò của những người lãnh đạo anh minh.
– Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đểu là những người lãnh đạo anh minh. Trước hết, cả hai đều là những người có lòng yêu nước thiết tha, căm thù sâu sắc :
+ Lí Công Uẩn dời đô vì muốn đất nước hưng thịnh dài lâu,
+ Trần Quốc Tuấn yêu nước đến “thường tới bữa quên, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa ; chỉ cảm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù”.
– Nghiêm khắc phê phán những điểu sai trái, khồng có lợi cho quốc gia;
+ Lí Công Uẩn phê phán hai triều Đinh, Lê không biết nhìn xa trông rộng mà dời đô khiến cho muôn dân cơ cực;+ Trần Quốc Tuấn phê phán tướng sĩ không biết lo cho vận mệnh đất nước, chỉ ham ăn chơi hưởng lạc.
– Cả hai đều là những người sáng suốt, mưu lược :
+ Lí Công Uẩn nhìn ra Thăng Long là nơi thuận lợi để đóng đô,
+ Trần Quốc Tuấn khích lệ tướng sĩ lòng tự hào dân tộc, tự trọng cá nhân, ý chí diệt giặc cứu nước, viết Binh thư yếu lược để tướng sĩ học tập binh pháp.
– Hai vị có công đánh giặc cứu nước và xây dựng quốc gia hưng thịnh, bển vững.
c. Suy nghĩ của bản thân về vai trò của các vị anh hùng ấy.
 
Đề 2: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

a. Giới thiệu về tác phẩm “Bàn luận về phép học” và dẫn dắt tới phương pháp học đi đôi với hành mà Nguyễn Thiếp đề cập đến.
b. Thân bài
– Tác giả trình bày mục đích và phương pháp của việc học và khẳng định một trong những phương pháp học tập hiệu quả nhất là “theo điều học mà làm” tức là nói đến mối quan hệ giữa học và hành.
– Học và hành thực chất là vấn đề lí thuyết và thực tiễn.
– Kết hợp học với hành có ý nghĩa rất lớn.
– Học để thành tài rồi dùng cái tài đó ra trị nước cứu đời là một hành động cao cả.
– Nếu học mà không hành sẽ vô dụng, còn hành mà không học sẽ không có đủ kiến thức để làm mọi việc
→ Học và hành là 2 vấn đề đặt ra từ xưa đến nay, chúng có mối quan hện gắn bó không thể tách rời.
c. Kết bài– Muốn học giỏi, làm việc đạt hiệu quả cần biết kết hợp học và hành.
 
Đề 3: Câu nói của M. Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?

a. Mở bài
– Đã từ lâu sách trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu. Sách là chìa khóa mở ra tầm hiểu biết.
– Cho nên khi nhận định về sách, M.Go-rơ-ki đã nói “Hãy yêu sách..”
b. Thân bài
– Sách là nơi lưu trữ kiến thức của toàn nhân loại.
– Sách cung cấp cho ta những hiểu biết về nhiều ngành, lĩnh vực trong đời sống.
→ Hãy yêu sách,..
– Cần đọc sách như thế nào để đạt hiệu quả: rèn luyện thói quen đọc sách.
– Không phải cuốn sách nào cũng mở ra cho chúng ta những chân trời mới
c. Kết bài
– Đâu phải ngẫu nhiên Go-rơ-ki trở thành nhà văn nổi tiếng, đó là do thói quen và sở thích đọc sách,… Vì vậy mỗi chúng ta nên đọc sách vì sách đem lại nguồn tri thức vô tận cho mỗi chúng ta.
+ Mở rộng xem đầy đủ