Soạn bài Ôn tập phần Tập làm văn

1. Vì sao một văn bản cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những mặt nào?
2. Viết thành đoạn văn từ mỗi câu chủ đề sau:
– Em rất thích đọc sách…
– … Mùa hè thật hấp dẫn.
3. Vì sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt một văn bản tự sự thì phải làm như thế nào, dựa vào những yêu cầu nào?
4. Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng như thế nào?
5. Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý những gì?
6. Văn bản thuyết minh có những tính chất như thế nào và có những lợi ích gì? Hãy nêu các văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hằng ngày.
7. Muốn làm văn bản thuyết minh, trước tiên cần phải làm gì? Vì sao phải làm như vậy? Hãy cho biết những phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật. Nêu ví dụ về các phương pháp ấy.
8. Hãy cho biết bố cục thường gặp khi làm bài thuyết minh về:
– Một đồ dùng.
– Cách làm một sản phẩm nào đó.
– Một di tích, danh lam thắng cảnh.
– Một loài động vật, thực vật.
– Một hiện tượng tự nhiên,…
9. Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận? Hãy nêu ví dụ về một luận điểm và nói các tính chất của nó.
10. Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như thế nào? Hãy nêu một ví dụ về sự kết hợp đó.
11. Thế nào là văn bản tường trình, văn bản thông báo? Hãy phân biệt mục đích và cách viết hai loại văn bản đó.
Lời giải:
Câu 1 trang 151 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Vì sao một văn bản cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những mặt nào?
Trả lời:
Một văn bản cần có tính thống nhất vì nếu không có sự thống nhất chủ đề, văn bản sẽ bị phân tán, không tập trung được vào vấn đề chính hoặc lạc sang vấn đề khác trong khi triển khai văn bản.
Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các mặt sau:
– Nhan đề và các đề mục trong văn bản.
– Trong các mối quan hệ giữa các phần của văn bản.
– Các từ ngữ then chốt trong văn bản.
Câu 2 trang 151 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Viết thành đoạn văn từ mỗi câu chủ đề sau:
– Em rất thích đọc sách…
– … Mùa hè thật hấp dẫn.
Trả lời:
– Đoạn văn a:
Em rất thích đọc sách, chủ yếu là sách văn học và khoa học đời sống. Đến với sách là đến với thế giới của những chân trời vô tận như nhà văn Maxim Goroki có nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Không một ai có thể phủ nhận được giá trị bổ ích và kì diệu mà sách mà sách mang lại. Vì thế em đã xây dựng cho mình kế hoạch đọc sách hiệu quả em bằng cách tìm ra phương pháp đọc và sự chọn lọc đầu sách kĩ lưỡng. Đọc sách luôn mang lại cho em niềm vui và những tri thức quý báu trong kho tàng kinh nghiệm vô tận của nhân loại.
– Đoạn văn b:
Trong bốn mùa của trời đất, có lẽ mùa hè là mùa sôi động nhất. Những tiếng ve sầu râm ran trong kẽ lá, hoa phượng vĩ nở rực một khoảng trời cũng là lúc báo hiệu hè đã sang. Một mùa hè tràn đầy sức sống và niềm vui. Những cô cậu học trò sau một năm học tập giờ không còn bận bịu với sách vở nữa. Chào đón mùa hè, người ta đón nhận sự bừng tỉnh đến mãnh liệt của cái nắng vàng gay gắt đi kèm với những âm thanh sôi động ồn ào. Mùa hè thật hấp dẫn!
Câu 3 trang 151 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Vì sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt một văn bản tự sự thì phải làm như thế nào, dựa vào những yêu cầu nào?
Trả lời:
Chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự vì:
– Để chắt lọc và hiểu nội dung chính của văn bản.
– Để giới thiệu ngắn gọn nhất văn bản đó cho người khác biết.
– Để lưu giữ và nhớ lại khi cần thiết.
Để tóm tắt được văn bản cần:
– Đọc kĩ văn bản và hiểu đúng chủ đề của văn bản.
– Xác định những nội dung chính cần tóm lược.
– Viết thành bản tóm tắt một cách khách quan.
Câu 4 trang 151 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng như thế nào?
Trả lời:
Tác giả viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm:
– Yếu tố miêu tả giúp văn bản giàu hình ảnh, trực quan sinh động hơn.
– Yếu tố biểu cảm khiến văn bản tự sự thể hiện được thái độ, tình cảm của người viết.
Câu 5 trang 151 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý những gì?
Trả lời:
Khi viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý:
– Không sa đà vào miêu tả hay biểu cảm thái quá.
– Xác định mục đích chính là tự sự ( kể chuyện).
– Yếu tố miêu tả, biểu cảm là phụ.
Câu 6 trang 151 - SGK Ngữ văn 8 tập 2:
Văn bản thuyết minh có những tính chất như thế nào và có những lợi ích gì? Hãy nêu các văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hằng ngày.
Trả lời:
Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống hằng ngày, cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân… các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
– Văn bản thuyết minh cần phải đảm bảo:
+ Trình bày tri thức một cách khách quan, trung thực, hữu ích tới người đọc.
+ Diễn đạt rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và hấp dẫn.
– Một số văn bản thuyết minh thường gặp:
+ Giới thiệu một sản phẩm mới
+ Giới thiệu một đặc sản địa phương
+ Giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử
+ Giới thiệu tiểu sử danh nhân, nhà văn…
+ Giới thiệu một tác phẩm
Câu 7 trang 151 - SGK Ngữ văn 8 tập 2:
Muốn làm văn bản thuyết minh, trước tiên cần phải làm gì? Vì sao phải làm như vậy? Hãy cho biết những phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật. Nêu ví dụ về các phương pháp ấy.
Trả lời:
Muốn làm một văn bản thuyết minh, chúng ta cần phải:
– Xác định rõ đối tượng cần thuyết minh
– Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó.
– Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp
– Tìm bố cục thích hợp
Một số phương pháp thuyết minh sự vật thường gặp:
– Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
– Phương pháp liệt kê.
– Phương pháp nêu ví dụ.
– Phương pháp dùng số liệu.
– Phương pháp so sánh.
– Phương pháp phân loại, phân tích.
Câu 8 trang 151 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Hãy cho biết bố cục thường gặp khi làm bài thuyết minh về:
– Một đồ dùng.
– Cách làm một sản phẩm nào đó.
– Một di tích, danh lam thắng cảnh.
– Một loài động vật, thực vật.
– Một hiện tượng tự nhiên,…
Trả lời:
Bố cục thường gặp nhất khi làm bài văn thuyết minh là bố cục bao gồm 3 phần:
– Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh
– Thân bài: Trình bày một cách chi tiết, cụ thể về các mặt như: cấu tạo, đặc điểm, lợi ích, và những điểm nổi bật khác của đối tượng.
– Kết bài: Bày tỏ thái độ đối với đối tượng.
Câu 9 trang 151 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận? Hãy nêu ví dụ về một luận điểm và nói các tính chất của nó.
Trả lời:
Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra trong bài.
Tính chất của luận điểm:
– Chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
– Luận điểm là một hệ thống: có luận điểm chính và luận điểm phụ.
– Các luận điểm vừa có sự liên kết chặt chẽ vừa có sự phân biệt với nhau và được sắp xếp theo một trật tự hợp lí.
Câu 10 trang 151 - SGK Ngữ văn 8 tập 2:
Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như thế nào? Hãy nêu một ví dụ về sự kết hợp đó.
Trả lời:
Văn bản nghị luận không phải chỉ cần tới yếu tố biểu cảm mà còn cần tới cả yếu tố tự sự và miêu tả.
+ Yếu tố tự sự là yếu tố đùng để trình bày một chuỗi các sự việc, sự kiện nối tiếp nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia để cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
+ Yếu tố miêu tả là yếu tố giúp người đọc, người nghe hình dung ra những đặc điểm, tính chất nổi bật của người, cảnh, làm cho chúng trở nên sinh động, hấp dẫn trước mắt người đọc, người nghe như những gì chúng vốn có.
– Các yếu tố như tự sự, miêu tả, biểu cảm giúp cho văn bản nghị luận trở nên rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, đỡ khô khan và có sức truyền cảm hứng thuyết phục hơn.
Soi chiếu vào tác phẩm Thiên đô chiếu:
+ Yếu tố tự sự: khi kể về những lần dời đô của nhà Thương tới nhà Chu nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh.
+ Yếu tố miêu tả: miêu tả về những lợi thế của thành Đại La: tiện hướng nhìn sông dựa núi, thế rồng cuộn hổ ngồi, đất đai cao thoáng, muôn vật phong phú, tốt tươi.
+ Yếu tố biểu cảm: Biểu cảm trực tiếp tình cảm của mình trước sự hao tốn dưới hai triều Đinh, Lê (trẫm rất đau xót).
Câu 11 trang 151 - SGK Ngữ văn 8 tập 2:
Thế nào là văn bản tường trình, văn bản thông báo? Hãy phân biệt mục đích và cách viết hai loại văn bản đó.
Trả lời:
- Văn bản thông báo là văn bản dùng để truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức để báo cho những người dưới quyền, thành viên, đoàn thể hoặc những người quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.
- Văn bản tường trình là văn bản được trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần phải xem xét.
- Văn bản thông báo và văn bản tường trình có những điểm giống và khác nhau:
+ Giống: Đều cùng tuân thủ những thể thức trình bày đầy đủ: thời gian, địa điểm, sự việc, người có liên quan.
+ Khác: Báo cáo thì trình bày những công việc đã làm, đã thực hiện được để người khác được biết. Tường trình: trình bày thiệt hại hoặc mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra sự việc cần xem xét lại.
+ Mở rộng xem đầy đủ