Soạn bài Khi con tu hú

1. Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào? Hãy viết một câu văn có bốn chữ đầu là “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?
 
2. 
Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu. Những chi tiết nào khiến em có nhận xét đó?

3. Phân tích tâm trạng người tù – chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn thơ đầu và ở đoạn cuối rất khác nhau, vì sao?
 
4. Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào?



 

Lời giải:
Câu 1 trang 20 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào? Hãy viết một câu văn có bốn chữ đầu là “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?

 
Trả lời:
– Nhan đề bài thơ:
+ Là một vế phụ chỉ thời gian trong một câu => gây sự chú ý.
+ Tiếng chim tu hú: tín hiệu của sự sống , mùa hè.
– Nội dung: Khi con tu hú gọi bầy cũng là khi đất trời chuyển sang hè, trong không gian lao tù bức bối, ngột ngạt, người chiến sĩ cách mạng lắng nghe mùa hè đang rạo rực càng thêm cháy bỏng niềm yêu sống, khao khát tự do.
– Tiếng tu hú kêu tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ vì nó gợi nhắc về mùa hè phóng khoáng, tưng bừng với bao cảnh sắc quyến rũ đối lập với cảnh tù chật chội.


Câu 2 trang 20 - SGK Ngữ văn 8 tập 2: Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu. Những chi tiết nào khiến em có nhận xét đó?
 
6 câu thơ lục bát mở đầu bài thơ là một mùa hè tươi đẹp, dào dạt sức sống, khung cảnh đất trời cao lộng. Nhiều hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc: tiếng ve ran, lúa chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với những cánh diều bay liệng và trái cây trong vườn thơm ngọt…
 
Câu 3 trang 20 - SGK Ngữ văn 8 tập 2:​ Phân tích tâm trạng người tù – chiến sĩ được thể hiện ở 4 câu thơ cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú thể hiện ở đoạn thơ đầu và ở đoạn cuối rất khác nhau, vì sao?
 
Trạng thái cảm xúc bức bối, ngột ngạt của người tù – người chiến sĩ được thể hiện trực tiếp ở 4 câu cuối:
– Cách ngắt nhịp bất thường ở câu 8 (ngắt 6/2), câu 9 (ngắt 3/3).
– Các từ ngữ diễn đạt hoạt động, trạng thái với sắc thái mạnh: dậy, đạp tan, ngột, chết uất.
– Các từ ngữ cảm thán, diễn đạt sự bức xúc: ôi, làm sao, thôi, cứ, …
Tiếng tu hú ở đầu bài thơ gợi ra trong cảm nhận người tù – người chiến sĩ cảnh tượng mùa hè, cả cuộc sống tự do háo hức, rộn rã; còn ở cuối bài thơ, khi cảm giác ngột ngạt, u uất lên đến cao độ thì tiếng chim lại khiến cho tâm trạng chiến sĩ thêm đau khổ, bức bối vì cảnh giam hãm, mất tự do.
 
Câu 4 trang 20 - SGK Ngữ văn 8 tập 2:​ Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào?
 
Cái hay của bài thơ nằm trong hai mặt nội dung và nghệ thuật.
– Nội dung: Khi con tu hú thể hiện một tình yêu cuộc sống tha thiết, niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng khi bị giam cầm trong nhà tù thực dân.
– Nghệ thuật: Bài thơ có nhiều hình ảnh gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm; sử dụng thể thơ lục bát, lời thơ tự nhiên, truyền tải được cảm xúc lắng sâu, đồng thời thể hiện được nguồn sống sôi sục của người cộng sản trẻ.


 

+ Mở rộng xem đầy đủ