Soạn bài Ôn dịch, thuốc lá
1. Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản : Ôn dịch, thuốc lá. Có thể sửa thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch được không ? Vì sao ?
2. Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá ? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận ?
3. Vì sao tác giả đặt giả định "Có người bảo : Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi !" trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá ?
4. Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu - Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị : Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này ?
A. Bố cục
Chia làm 3 phần :
- Phần 1 : Từ đầu … nặng hơn cả AIDS : nạn ôn dịch thuốc lá.
- Phần 2 : Tiếp…con đường phạm pháp : tác hại về sức khỏe và kinh tế mà ôn dịch thuốc lá gây ra.
- Phần 3 : Còn lại : lời kêu gọi đẩy lùi vấn nạn.
B. Tóm tắt
Nạn ôn dịch thuốc lá đe dọa tới sức khỏe và tính mạnh con người nặng hơn cả AIDS. Khói thuốc chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể, hủy hoại phế quản, phổi. Nặng hơn nữa chất ô-xít-các-bon ngấm vào máu, bám chặt vào hồng cầu không cho chúng tiếp cận ô-xi nữa. Chất ni-cô-tin trong thuốc gây ra những bệnh như huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, thậm chí là ung thư. Khói thuốc lá còn khiến những người thân xung quanh chịu phải luồng độc. Tỉ lệ thanh thiếu niên Việt Nam hút thuốc ngang với các thành phố Âu- Mĩ. Cần phải chung tay đẩy lùi nạn ôn dịch thuốc lá.
I. Đọc - Hiểu văn bản
Câu 1 trang 121 - SGK Ngữ văn 8 tập 1 : Phân tích ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong đầu đề của văn bản : Ôn dịch, thuốc lá. Có thể sửa thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch được không ? Vì sao ?
Tác giả dùng dấu phẩy để ngăn cách nhan đề : Ôn dich, thuốc lá. Cũng có thể sửa thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch. Tuy nhiên, sửa như vậy sẽ giảm mất ý nghĩa mà tác giả muốn biểu đạt. Bởi vì dùng dấu phẩy là để nhấn mạnh tính chất nguy hiểm như ôn dịch của thuốc lá. Cũng đồng thời nhấn mạnh tính chất nguy hiểm như ôn dịch của thuốc lá. Cũng đồng thời nhấn mạnh thái độ căm ghét, nguyền rủa loại ôn dịch đó. Việc tác giả ví thuốc lá như ôn dịch là thỏa đáng vì thuốc lá rất dễ gây nghiện, dễ lây lan và vô cùng nguy hiểm.
Câu 2 trang 121 - SGK Ngữ văn 8 tập 1 : Vì sao tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo bàn về việc đánh giặc trước khi phân tích tác hại của thuốc lá ? Điều đó có tác dụng gì trong lập luận ?
Tác giả chỉ ra Kiểu, cái Cách mà thuốc lá đã và đang "đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người". Do là, nó không làm cho người ta "lăn đùng ra chết" nên không dễ nhận biết. Để gây ấn tượng mạnh, tác giả đã so sánh việc chống thuốc lá với chống giặc ngoại xâm, nói chuẩn xác hơn, so sánh việc thuốc lá tấn công loài người như giặc ngoại xâm đánh phá : Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu. Tác giả đã mượn lối nói so sánh rất hay của nhà quân sự thiên tài Trần Hưng Đạo để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học. Cần cho học sinh vận dụng kiến thức về phép so sánh đã học để phân tích hình ảnh tằm ăn dâu. Dâu ví với con người, sức khỏe con người. Còn tằm ? Tác giả chỉ so sánh tằm với khói thuốc lá. Gần như toàn phần thứ hai tập trung nói rõ những tác hại khác nhau của khói thuốc lá. "Tằm ăn dâu" đến đâu, dù chậm, vẫn biết đến đó. Còn khói thuốc, chẳng những người hút thường không thấy tác hại của nó ngay, càng không hề biết rằng hàng vạn công trình nghiên cứu đã phát hiện tới trên 4000 chất hóa học trong khói thuốc lá có khả năng gây những bệnh hiểm nghèo, mà lại còn thấy sảng khoái khi nhả khói phì phèo, thậm chí còn coi đó là "một biểu tượng quý trọng".
Câu 3 trang 121 - SGK Ngữ văn 8 tập 1 : Vì sao tác giả đặt giả định "Có người bảo : Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi !" trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá ?
Tác giả đặt giả định : "Có người bảo : Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi !" trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá nhằm phản bác. Trong thực tế, không ít người đã vì thú vui hút thuốc mà coi thường lời khuyên của bác sĩ và những người thân. Họ vin vào quyền tự do cá nhân, tuyên bố tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Tác giả đã phản bác vì người hút thuốc không chỉ hủy hoại sức khỏe của mình, mà còn hủy hoại sức khỏe của những người thân, của những người xung quanh. Vấn đề hút thuốc không phải là vấn đề riêng của cá nhân. Không giống như uống rượu, ai uống người nấy chịu. Còn hút thuốc thì người gần bị đầu độc. Hút thuốc là quyền cá nhân, nhưng không thể dùng quyền đó để đầu độc người khác. Tác giả đã dùng các quyền chính đáng để bác bỏ quyền không chính đáng của người hút thuốc chống chế. Hơn nữa còn cho việc làm đó là một "tội ác".
Câu 4 trang 122 - SGK Ngữ văn 8 tập 1 : Vì sao tác giả đưa ra những số liệu để so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu - Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị : Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này ?
Tác giả đã so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu - Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị : "Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này", bởi vì :
- Nước ta nghèo hơn các nước Âu - Mĩ rất nhiều nhưng dùng thuốc là tương đương với các nước đó.
- Các nước đã tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế để chống tệ hút thuốc quyết liệt hơn ta.
Sự so sánh đó vừa có tác dụng làm rõ hơn tính đúng đắn của những điều được thuyết minh ở các phần trên, vừa tạo đà thuận lợi, cơ sở vững chắc cho tác giả nêu lên lời phán xét cuối cùng.
II - Luyện tập
Câu 1 trang 122 - SGK Ngữ văn 8 tập 1 : Tìm hiểu tình trạng hút thuốc lá ở một số người thân hoặc bạn bè quen biết. Dựa vào cách lập bảng thống kê của bài đọc thêm số 1 để phân loại nguyên nhân.
Lứa tuổi | 11 - 15 | 16 - 20 |
Số đối tượng quen biết, thân thiết | 25 | 15 |
- Vui bạn, nể bạn | 60% | 40% |
- Bắt chước | 30% | 50% |
- Tỏ vẻ người lớn | 15% | 10% |
- Giải buồn | 5% | 10% |
Câu 2 trang 122 - SGK Ngữ văn 8 tập 1 : Dùng năm dòng để ghi lại cảm nghĩ của mình sau khi đọc bản tin của báo Sài Gòn tiếp thị trích in ở bài đọc thêm số 2.
Bản tin với nội dung ngắn gọn về cái chết của một người trẻ tuổi, con một gia đình tỉ phú ở Mỹ, đã để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc. Vì khối tài sản kếch xù được thừa kế từ gia đình, cậu thanh niên Ra-pha-en đã lao vào ăn chơi sa đọa. Như vậy, con người chỉ thực sự trân trọng những giá trị vật chất khi chính họ tạo dựng lên. Hãy giáo dục con cái hiểu về giá trị đồng tiền được làm ra bởi công sức lao động của chính họ. Đó là một thông điệp sâu sắc và rất ý nghĩa thông qua bản tin.