Soạn bài Vượt thác

1. Kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi.

2. Suy nghĩ rồi thảo luận với các bạn trong nhóm về những điểm sau :

a) Nhân vật chính trong truyện là ai ? (Kiều Phương, người anh trai hay cả hai ?) Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính ?

b) Truyện được kể theo lời của nhân vật nào ? Việc lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì ?

3. Đọc kĩ lại truyện, chú ý đến tâm trạng của người anh (nhân vật kể chuyện) và cho biết :

a) Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh qua các thời điểm : từ trước cho đến lúc thấy em gái tự chế màu vẽ, khi tài năng hội họa ở em gái được phát hiện, khi lén xem những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày.

b) Vì sao khi tài năng hội họa ở em gái mình được phát hiện, người anh lại có tâm trạng không thể thân với em gái như trước kia được nữa ?

c) Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi" của em gái : Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

4. Em hiểu như thế nào về đoạn kết của truyện (Tôi không trả lời mẹ ... lòng nhân hậu của em con đấy) ? Qua đó, em có cảm nghĩ gì về nhân vật người anh ?

5. Em có cảm nhận gì về nhân vật cô em gái trong truyện ? Điều gì khiến em cảm mến nhất ở nhân vật này (tài năng, sự hồn nhiên, lòng độ lượng, nhân hậu, ...) ?

Lời giải:

A. Bố cục :

- Đoạn 1 : Từ đầu đến chuẩn bị vượt nhiều thác nước : trên đoạn sông phẳng lặng.
- Đoạn 2 : Tiếp đến khỏi thác Cổ Cò : thuyền qua đoạn sông nhiều thác dữ.
- Đoạn 3 : Còn lại : khi thuyền qua thác dữ.
 
B. Tóm tắt
Đoạn trích Vượt thác trích trong truyện Quê nội của nhà văn Võ Quảng, tả chuyến ngược dòng sông Thu Bồn trên con thuyền do dượng Hương Thư điều khiển, đoạn từ làng Hòa Phước lên nguồn để lấy gỗ dựng trường học sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công.
 

I. Đọc - Hiểu văn bản 

Câu 1 : Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian như sau :

- Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác

- Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ

- Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ

Theo trình tự trên, có thể chia bố cục của bài văn như sau :

- Đoạn 1 : Từ đầu đến Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước.

- Đoạn 2 : Tiếp đến thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò.

- Đoạn 3 : Còn lại

 

Câu 2 : Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền ? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài này là ở chỗ nào ? VỊ trí quan sát ấy có thích hợp không ? Vì sao ?

Trả lời : 

- Cảnh dòng sông và hai bên bờ theo từng chặng đường của con thuyền :

+ Thuyền lướt bon bon về phía núi rừng.

+ Đến ngã ba sông trải ra những bãi dâu tiếp làng xa tít. 

+ Những chiếc thuyền xuôi chầm chậm chở đầy đặc sản của rừng.

+ Càng ngược vườn tược càng um tùm.

+ Những chòm cổ thụ mãnh liệt đứng trầm ngâm.

+ Núi cao đột ngột hiện ra chắn ngang.

+ Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.

+ Thuyền vùng vằng cứ trút xuống trồi lên, quay đầu chạy về.

+ Thuyền cố lấn lên.

+ Thuyền vượt khỏi thác.

+ Dòng sông cứ chạy quanh co, dọc những núi cao sừng sững.

+ Dọc sườn núi những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp trông xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.

+ Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng mở ra. 

- Cũng như bài "Sông nước Cà Mau", người miêu tả ở trên thuyền để quan sát cảnh vật. Con thuyền di động tới đâu thì cảnh vật sẽ được nhìn và miêu tả đến đó. Vị trí quan sát này rất thích hợp vì nó động chứ không tĩnh lại. 

 

Câu 3 : Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như thế nào ? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng ?

Trả lời :

Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả :

- Tinh thần chuẩn bị của con người : nấu cơm ăn để được chắc bụng; ba chiếc sào bằng tre bịt đầu sắt đã sẫn sàng; ..

- Hành động của con người : nhanh, mạnh

- Dòng nước hung hãn : nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.

Trong khung cảnh đó, hình ảnh dượng Hương Thư được miêu tả nổi bật :

- Ngoại hình :

+ như pho tượng đồng đúc

+ các bắp thịt cuồn cuộn

+ hai hàm răng cắn chặt

+ quai hàm bạnh ra

- Hành động :

+ Đánh trần đứng sau lái, co người phóng sào xuống dòng sông.

+ Ghì chặt lấy sào, láy thế trụ lại giúp hai chiếc sào kia phóng xuống.

+ Thả sào, rút sào, rập hàng nhanh như cắt.

- Một số so sánh đã được dùng :

+ Sử dụng thành ngữ : nhanh như cắt, như một pho tượng đồng đúc.
+ Dùng hình ảnh cường điệu : hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
- Hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như "một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh" gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương bằng thịt đang hiển hiện trước mặt người đọc, nhằm khắc họa nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên. Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ - qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động : khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đười thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn, thử thách.
 
Câu 4 :
 Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và cho biết tác giả đã sử dụng cách chuyển nghĩa nào ở mỗi hình ảnh. Nêu ý nghĩa của từng trường hợp.
- Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
- Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
Với câu trước, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa hình ảnh chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ) : thiên nhiên như cũng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.
Với câu sau, tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu (chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ) : thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước. 
 
Câu 5 : Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về hình ảnh con người và thiên nhiên được miêu tả trong bài ?
Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, đoạn từ trước địa phận Phường Rạch đến Trung Phước. Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người thông qua các hình ảnh nhân hóa và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội ; đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị.
 
II. Luyện tập
Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bải :
- Trong bài Sông nước Cà Mau, tác giả đi từ những ấn tượng khái quát đến miêu tả cụ thể, đã đem đến cho người đọc những cảm nhận đặc sắc về thiên nhiên và cuộc sống đậm chất Nam Bộ thông qua việc tái hiện quang cảnh thiên nhiên và những sinh hoạt trên vùng sông nước Năm Căn.
- Bài Vượt thác tả cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những địa hình khác nhau, sau đó tập trung miêu tả cảnh vượt thác. Tả cảnh vượt thác, tác giả khắc họa nổi bật vẻ đẹp dũng cảm và sức mạnh phi thường của con người lao động trên cảnh thiên nhiên dữ dội và hùng vĩ.
+ Mở rộng xem đầy đủ