Soạn bài Phương pháp tả người
I - Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người
1. Đọc các đoạn văn sau (SGK - trang 59)
2. Trả lời các câu hỏi
a) Mỗi đoạn văn trên tả ai ? Người được tả có đặc điểm gì nổi bật ? Đặc điểm đó được thể hiện ở những tử ngữ và hình ảnh nào ?
b) Trong các đoạn văn trên, đoạn nào tập trung khắc họa chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc ? Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không ?
c) Đoạn văn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần. Nếu phải đặt tên cho bài văn này thì em sẽ đặt là gì ?
II - Luyện tập
1. Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau đây :
- Một em bé chừng 4 - 5 tuổi.
- Một cụ già cao tuổi.
- Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp.
2. Hãy lập dàn ý (cơ bản) cho bài văn miêu tả một trong ba đối tượng trên.
3. Đoạn văn sau đã bị xóa đi hai chỗ trong ngoặc (...). Nếu viết, em sẽ viết vào chỗ trống đó như thế nào ? Em thử đoán xem ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị làm việc gì ?
Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếu đậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu ; người ông đỏ như (...), to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì (...) ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần, đóng khố bao khăn vát.
(Theo Kim Lân)
I - Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người
Câu 1 : Đọc các đoạn văn sau (SGK - trang 59)
Câu 2 : Trả lời các câu hỏi
a) Mỗi đoạn văn trên tả ai ? Người được tả có đặc điểm gì nổi bật ? Đặc điểm đó được thể hiện ở những tử ngữ và hình ảnh nào ?
b) Trong các đoạn văn trên, đoạn nào tập trung khắc họa chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc ? Yêu cầu lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn có khác nhau không ?
c) Đoạn văn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần. Nếu phải đặt tên cho bài văn này thì em sẽ đặt là gì ?
Trả lời :
c) - Mở bài : giới thiệu về quang cảnh diễn ra hội vật.
Có thể đặt tên cho bài văn này : “Keo vật”, “Chiến thắng trên sàn vật” ...
Ghi nhớ :- Muốn tả người cần :+ Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc) ;+ Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu ;+ Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự ;- Bố cục bài văn tả người thường có ba phần :+ Mở bài : giới thiệu người được tả ;+ Thân bài : miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói, ...)+ Kết bài : thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả.
II - Luyện tập
Câu 1 : Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau đây :
- Một em bé chừng 4 - 5 tuổi.
- Một cụ già cao tuổi.
- Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp.
Trả lời :
- Một em bé chừng 4 - 5 tuổi :
+ Nó đi lẫm chẫm như một chú gấu non.
+ Đôi mắt tròn xoe như hai hột nhãn loáng nước.
+ Cái miệng vừa toe toét cười đó lại vừa mếu máo phụng phịu để khóc.
+ Mái tóc lơ thơ vàng hoe bay phơ phất.
+ Đôi chân mập mạp, nặng nề từng bước.
+ Nước da trắng hồng, lấm tấm những bông sữa trắng mịn.
- Một cụ già cao tuổi :
+ Tóc, râu trắng bạc phơ
+ Da nhăn nheo
+ Giọng nói trầm ấm
+ Dáng vẻ lom khom
- Cô giáo của em đang say sưa giảng bài trên lớp :
+ Gương mặt tươi sáng, thanh thoát
+ Dáng đi uyển chuyển
+ Giọng nói truyền cảm
Câu 2 : Hãy lập dàn ý (cơ bản) cho bài văn miêu tả một trong ba đối tượng trên.
+ Tên, tuổi, giới tính của em bé.
- Tả chi tiết :
Câu 3 : Đoạn văn sau đã bị xóa đi hai chỗ trong ngoặc (...). Nếu viết, em sẽ viết vào chỗ trống đó như thế nào ? Em thử đoán xem ông Cản Ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị làm việc gì ?
Trên thềm cao, ông Cản Ngũ ngồi xếp bằng trên chiếu đậu trắng, cạp điều. Ông ngồi một mình một chiếu ; người ông đỏ như (...), to lớn, lẫm liệt, nhác trông không khác gì (...) ở trong đền. Đầu ông buộc một vuông khăn màu xanh lục giữ tóc, mình trần, đóng khố bao khăn vát.
(Theo Kim Lân)