Soạn bài Lao xao

1.  Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo một trình tự nào không, hay hoàn toàn tự do ? Để trả lời câu này, em hãy : 

a) Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến.

b) Tim xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không ?

c) Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết.

2. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả các loài chim. Cụ thể là :

a) Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kĩ điểm gì ? (hình dạng, màu sắc, tiếng kêu hoặt hót, hoạt động và đặc tính).

b) Kết hợp tả và kể như thế nào ? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài.

c) Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim.

3. Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian như thành ngữ, đồng dao, truyện cổ tích. Hãy tìm các dẫn chứng.

4. Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim ?

Lời giải:

I. Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 :  Bài văn tả và kể về các loài chim ở làng quê có theo một trình tự nào không, hay hoàn toàn tự do ? Để trả lời câu này, em hãy : 

a) Thống kê theo trình tự tên của các loài chim được nói đến.

b) Tim xem các loài chim có được sắp xếp theo từng nhóm loài gần nhau hay không ?

c) Tìm hiểu cách dẫn dắt lời kể, cách tả, cách xâu chuỗi hình ảnh, chi tiết.

Bài văn được bắt đầu bằng những đường nét tả cảnh thiên nhiên ( thời gian, không gian, hương vị âm thanh) rồi đến sự xuất hiện của con người ; dường như có sự nối tiếp âm thanh "lao xao" của thiên nhiên bằng âm thanh "râm ran" của đám trẻ.

a) Trình tự tên của các loài chum được nói đến :

- bố các, chim ri, sau sậu, sáo đen, tu hú ;

- chim ngói, nhạn, bìm bịp ;

- diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt.

b) Trong bài văn, tác giả tả rất nhiều loài chim, song không phải tả một cách ngẫu nhiên hay lộn xộn. Trái lại, việc lựa chọn để sắp xếp thứ tự tả ở đây có trình tự rõ rệt theo những nhóm loài gần nhau : 

- Đầu tiên là nhóm loài chim " đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả".

- Tiếp đó là chim ngói, nhạn, bìm bịp giống như bước trung gian ; 

- Sau cùng là nhóm những loài chim ác.

- Loài chim đánh lùi lũ chim ác : chèo bẻo.

c) - Lời kể rất tự nhiên.

- Cách tả mỗi con vật đều rất độc đáo, rất đặc trung cho hoạt động của mỗi loài. Nhờ nhân hóa mà thế giới chim như thế giới con người rất sinh động.

- Cách xâu chuỗi các hình ảnh chi tiết rất hợp lí và bất ngờ. Thí dụ : Ai nghe tiếng bìm bịp kêu - nghĩ tới ông sư hổ mang lừa bịp chết mà hóa nên loài chim này.

=> Ông ta tự nhận mình bịp nên tiếng chim là "bìm bịp".

=> Ông khoác áo nâu bởi nhà sư mặc đồ nâu => Chui rúc trong các bụi cây vì là kẻ ác => Chim kêu thì chim ác, chim xấu mới ra mặt.

 

Câu 2 : Nhận xét về nghệ thuật miêu tả các loài chim. Cụ thể là :

a) Chúng được miêu tả về những phương diện nào và mỗi loài được miêu tả kĩ điểm gì ? (hình dạng, màu sắc, tiếng kêu hoặt hót, hoạt động và đặc tính).

b) Kết hợp tả và kể như thế nào ? Tìm những dẫn chứng cho thấy các loài chim được tả trong môi trường sinh sống, hoạt động của chúng và trong mối quan hệ giữa các loài.

c) Nhận xét về tài quan sát và tình cảm của tác giả với thiên nhiên, làng quê qua việc miêu tả các loài chim.

Trả lời :

a) Nghệ thuật miêu tả các loài chim : 

- Bồ các kêu váng lên

- Sáo hót, to te học nói.

- Tu hú đậu cây tu hú mà kêu tiếng to nhất họ.

- Chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về.

- Nhạn vùng vẫy tít trời xanh kêu "chéc chéc".

- Bìm bịp được kể bằng một câu chuyện hấp dẫn như cổ tích.

- Diều hâu :

+ Mũi khoằm, lao như mũi tên đánh nhau bắt gà con.

+ Tiếng kêu rú lên.

- Chèo bẻo đánh diều hâu túi bụi, kêu "chéc chéc".

- Chim cắt cánh nhọn như dao chọc tiết.

b) Kết hợp tả và kể:

Ví dụ : Chim bìm bịp

 - Giời khoác cho nó bộ cánh nâu (tả).

 - Những câu còn lại là kể.

c) Trong từng loài chim tác giả đã quan sát và nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt. Thế giới chim liên kết thành một xã hội như loài người : có hiền, có dữ, có mâu thuẫn giải quyết bằng bạo lực ...

Để miêu tả được như vậy người kể phải có tình cảm gắn bó với làng quê, với thiên nhiên rất sâu sắc.

 

Câu 3 : Trong bài có sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian như thành ngữ, đồng dao, truyện cổ tích. Hãy tìm các dẫn chứng.

Chất liệu văn hóa dân gian :

- Thành ngữ : Kẻ cắp bà già.

- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri

                   Chim ri là dì sáo sậu...

- Kể chuyện : Câu chuyện ông sư lừa bịp chết thành chim bìm bịp.

Cách cảm nhận này tạo cho chúng ta hình dung thế giới loài chim như loài người, tính cách ứng xử giống người nhưng nó có thể làm ta ác cảm với những con chim theo tác giả là "ác" mà thực tế không như vậy.

 

Câu 4 : Bài văn đã cho em những hiểu biết gì mới và những tình cảm như thế nào về thiên nhiên, làng quê qua hình ảnh các loài chim ?

Bài văn đã đem đến những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim ; từ đó giúp chúng ta yêu mến hơn và có tinh thần trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương.

 

II. Luyện tập

Em hãy quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em.

Cần có các ý sau :

- Đối tượng miêu tả : chim bồ câu, chim sẻ, chim cút, chim sáo,...

- Vẻ ngoài : bộ lông, màu sắc, kích cỡ, ...

- Tập tính sinh hoạt.

- Sự thích thú, tình cảm của em với loài chim ấy.

+ Mở rộng xem đầy đủ