Soạn bài Con Rồng cháu Tiên

1. Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

2. Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì ? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai ?

3. Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo ? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện.

4. Thảo luận ở lớp : Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Hãy đọc phần đọc thêm để hiểu đầy đủ hơn ý nghĩa đó.

Lời giải:

I. Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 trang 12 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

- Về nguồn gốc: 

+ Lạc Long Quân: là con trai thần Long Nữ, thuộc nòi rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng lên sống trên cạn.

+ Âu Cơ: thuộc dòng họ Thần Nông ở vùng núi cao.

- Về hình dáng:

+ Lạc Long Quân: sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.

+ Âu Cơ: xinh đẹp tuyệt trần.

 

Câu 2 trang 12 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có gì kì lạ ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì ? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai ? 

- Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có những điểm kì lạ:

+ Trước hết, đây là việc kết duyên giữa con trai thần Long Nữ ở dưới nước và cô con gái dòng họ Thần Nông ở vùng núi cao. Họ trở thành vợ chồng cùng chung sống trên cạn.

+ Chuyện Âu Cơ sinh nở kì lạ ở điểm: Nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.

- Việc chia con: Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con thành hai ngả: năm mươi con theo cha xuống biển, năm mươi con theo mẹ lên núi. Việc chia con như vậy nhằm chia nhau cai quản các phương, có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.

- Theo truyện này thì: người Việt Nam ta là con cháu vua Hùng, có nguồn gốc rồng tiên. Nguồn gốc này rất cao quý và đáng tự hào.

 

Câu 3 trang 12 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo ? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện. 

- Chi tiết tưởng tượng kì ảo: được hiểu là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.

- Vai trò của chi tiết này trong truyện: nhằm tạo sự hấp dẫn, tô đậm tính kì lạ, cao quý nhân vật, suy rộng ra nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của người Việt.

 

Câu 4 trang 12 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Thảo luận ở lớp : Ý nghĩa của truyện Con Rồng cháu Tiên. Hãy đọc phần Đọc thêm để hiểu đầy đủ hơn ý nghĩa đó.

- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.

- Biểu hiện ý nghĩa đoàn kết thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.

 

II. Luyện tập:

Câu 1 phần Luyện tập trang 12 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự truyện Con Rồng cháu Tiên ? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì ?

- Bên cạnh truyện Con Rồng cháu Tiên, một số dân tộc khác ở Việt Nam cũng có truyện giải thích nguồn gốc dân tộc như:

+ Người Mường có truyện: Quả trứng to nở ra con người

+ Người Khơ Mú có truyện: Quả bầu mẹ

...

- Sự giống nhau ấy cho thấy sự tương đồng về cách giải thích cội nguồn và sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trên đất nước ta.

 

Câu 2 phần Luyện tập trang 12 - SGK Ngữ Văn 8 tập 1 : Hãy kể diễn cảm truyện Con Rồng cháu Tiên.

Học sinh tự kể, lưu ý giọng kể thay đổi tùy vào từng mạch truyện.

+ Mở rộng xem đầy đủ