Soạn bài So sánh
I - So sánh là gì ?
1. Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau :
a)
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
(Hồ Chí Minh)
b) [...] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
(Đoàn Giỏi)
2. Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau ? Vì sao có thể so sánh như vậy ? So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì ?
3. Sự so sánh trong những câu trên có gì khác với sự so sánh trong câu sau ?
Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.
(Tạ Duy Anh)
II - Cấu tạo của phép so sánh
1. Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào mô hình phép so sánh theo mẫu dưới đây :
Vế A (sự vật được so sánh) | Phương diện so sánh | Từ so sánh | Vế B (sự vật dùng để so sánh) |
I - So sánh là gì ?
Câu 1 : Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu sau :
a)
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.
(Hồ Chí Minh)
b) [...] trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
(Đoàn Giỏi)
Những tập hợp từ chứa hình ánh so sánh là :
a) búp trên cành
b) hai dãy trường thành vô tận
Câu 2 : Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau ? Vì sao có thể so sánh như vậy ? So sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?
Câu 3 : Sự so sánh trong những câu trên có gì khác với sự so sánh trong câu sau ?
Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến.
(Tạ Duy Anh)
Sự so sánh trong câu văn của Tạ Duy Anh là so sánh hơn kém (to hơn), không giống như sự so sánh ngang bằng (như) trong các ví dụ trên.
Ghi nhớ :
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
II - Cấu tạo của phép so sánh
Câu 1 : Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong các câu đã dẫn ở phần I vào mô hình phép so sánh theo mẫu dưới đây :
Vế A (sự vật được so sánh) | Phương diện so sánh | Từ so sánh | Vế B (sự vật dùng để so sánh) |
Trẻ em | non trẻ | như | búp trên cành |
Rừng đước | dựng lên cao ngất | như | hai dãy trường thành vô tận |
Con mèo vằn | vào tranh | to hơn cả | con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến |
Một số từ so sánh khác : là, như là, giống như, tựa như là, bao nhiêu... bấy nhiêu,...
Ghi nhớ :- Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm :+ Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh)+ Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A)+ Từ ngữ chỉ phương diện so sánh+ Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh)- Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều :+ Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.+ Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.