Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng
1. Trong truyện, mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng ? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này.
2. Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào ? Vì sao ?
3. Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ ? Sự bội bạc của mụ đối với chồng đã tăng lên như thế nào ? Khi nào sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng ? (Chú ý thái độ của mụ đối với cá vàng thể hiện ở ý muốn cuối cùng).
4. Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào ? Ý nghĩa của cách kết thúc đó.
5. Thảo luận ở lớp : Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay bội bạc ? Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng.
I. Đọc - Hiểu văn bản
Câu 1 : Trong truyện, mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng ? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này.
Trả lời :
- Trong truyện, ông lão ra biển gọi cá vàng 5 lần.
- Việc kể lại như thế là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Tác dụng của biện pháp này là :
+ Gợi ra các tình huống cuốn hút người nghe, người đọc.
+ Mỗi lần lặp lại đều xuất hiện những chi tiết mới (lòng tham của mụ vợ tăng lên, cảnh biển thay đổi, tâm trạng khác nhau của ông lão). Việc sử dụng biện pháp lặp lại, tăng tiến làm cho đặc điểm tích cách của các nhân vật và chủ thể của truyện lần sau xuất hiện được tô đậm hơn lần trước.
Câu 2 : Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào ? Vì sao ?
- Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển lại có những thay đổi :
+ Lần 1 : Biển gợn sóng êm ả
+ Lần 2 : Biển xanh đã nổi sóng
+ Lần 3 : Biển xanh nổi sóng dữ dội
+ Lần 4 : Biển nổi sóng mù mịt
+ Lần 5 : Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm.
- Qua việc liệt kê so sánh trên, thấy rõ những phản ứng của biển tương ứng với những đòi hỏi ngày càng quá quắt của mụ vợ ông lão đánh cá. Biểu hiện của biển ở đây là biểu hiện của thiên nhiên, song cũng gợi liên tưởng đến thái độ của nhân dân trước thói xấu của con người.
Câu 3 : Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ ? Sự bội bạc của mụ đối với chồng đã tăng lên như thế nào ? Khi nào sự bội bạc của mụ đi tới tột cùng ? (Chú ý thái độ của mụ đối với cá vàng thể hiện ở ý muốn cuối cùng).
– Qua 5 lần đòi hỏi cá vàng phải đáp ứng thì lần đầu là một đòi hỏi chính đáng. Lần 2 cũng chính đáng nhưng cá vàng đã hiểu được cái xu thế tất yếu của lòng tham nên biển xanh êm ả đã nổi sóng. Ba yêu cầu sau thật là quá quắt, nó gắn với sự bội bạc vì vậy mà cảnh tượng của biển mỗi lúc một dữ dội, mù mịt, rồi ầm ầm.