Soạn bài Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường

1. Cho các đề bài tự sự sau :

a) Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm,…).
b) Kể một chuyện vui sinh hoạt (như nhận lầm, nhát gan,…).
c) Kể về người bạn mới quen (do cùng hoạt động văn nghệ, thể thao mà quen, tính tình của bạn,…).
d) Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó,…).
đ) Kể về thầy giáo (cô giáo) của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập).
g) Kể về một người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị,…).
Em hãy tìm thêm một, hai đề văn tự sự cùng loại và ghi vào vở.
2. Theo dõi quá trình thực hiện một đề tự sự sau đây :
Đề bài : "Kể chuyện về ông (hay bà) của em."
Tìm hiểu đề
Đề yêu cầu kể chuyện đời thường, người thật, việc thật. Yêu cầu kể về ông của em thì nên kể những sự việc thể hiện được tính tình, phẩm chất của ông, biểu lộ tình cảm yêu mến, kính trọng của em.
Phương hướng làm bài
Có thể kể những điều em quan sát hoặc nghe thấy. Thoạt đầu giới thiệu chung về ông, cho người đọc biết ông em là người thế nào. Tiếp đó là kể một số việc làm, tính nết, tình cảm của ông đối với mọi người trong nhà, hay với em. Không nhất thiết phải xây dựng thành truyện có tình tiết, diễn biến bất ngờ như truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, mà chỉ kể những việc làm, chi tiết cụ thể. Điều cốt yếu là các sự việc, chi tiết phải được lựa chọn để thể hiện tập trung cho một chủ đề nào đó gây ấn tượng, như yêu hoa, thương cháu, ... Không được gặp đâu kể đó, nhớ gì ghi nấy làm cho bài văn rời rạc, manh mún, tản mạn.
Dàn bài và bài làm tham khảo (SGK - trang 120)
Hãy nhận xét :
- Bài làm có sát với đề không ?
- Các sự việc nêu lên có xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ yêu hoa, thương cháu không ?
3. Lập dàn bài cho một đề văn tự sự trong số các đề nêu trên, hoặc viết một bài về người ông của em.
Lời giải:

1. Cho các đề bài tự sự sau :

a) Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm,…).
b) Kể một chuyện vui sinh hoạt (như nhận lầm, nhát gan,…).
c) Kể về người bạn mới quen (do cùng hoạt động văn nghệ, thể thao mà quen, tính tình của bạn,…).
d) Kể về một cuộc gặp gỡ (đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó,…).
đ) Kể về thầy giáo (cô giáo) của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập).
g) Kể về một người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị,…).
Em hãy tìm thêm một, hai đề văn tự sự cùng loại và ghi vào vở.
Trả lời :
Một số đề văn tự sự cùng loại là :
- Kể về một việc làm tốt của em
- Kể về một chuyến tham quan dã ngoại với lớp của em.
2. Theo dõi quá trình thực hiện một đề tự sự sau đây :
Đề bài : "Kể chuyện về ông (hay bà) của em."
Dàn bài và bài làm tham khảo (SGK - trang 120)
Hãy nhận xét :
- Bài làm có sát với đề không ?
- Các sự việc nêu lên có xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ yêu hoa, thương cháu không ?
Trả lời :
- Bài làm rất sát với đề. Tất cả các ý trong dàn bài đều phát triển thành văn, thành câu cụ thể.
- Các sự việc nêu lên xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu.
 
3. Lập dàn bài cho một đề văn tự sự trong số các đề nêu trên, hoặc viết một bài về người ông của em.
a) Kể về người bạn mới quen
- Mở bài: Hoàn cảnh gặp người bạn mới (sinh hoạt câu lạc bộ, bạn mới đến lớp,...)
- Thân bài:
+ Ngoại hình bạn có gì đặc biệt mà em ấn tượng, yêu thích (răng nanh, mặt hiền,...)
+ Tích cách bạn có hợp với em không? em thích nhất điều gì ở tính cách bạn.
+ Hoạt động thường ngày của bạn, những kỉ niệm của em với bạn mới.- Kết bài: Em yêu quý và muốn chơi cùng bạn.
b) Kể về thầy giáo (cô giáo) của em
- Mở bài: Người thầy ấy là ai?
- Thân bài:
+ Người thầy ấy có ý nghĩa to lớn như thế nào trong việc học, trong cuộc sống của em.
+ Hành động của thầy với học sinh ân cần, chăm chút thế nào?
+ Thầy có điểm gì khiến em nhớ và yêu mến nhất.
+ Một câu chuyện, kỉ niệm của em với thầy.
- Kết bài: Em yêu quý thầy và sự tận tâm của thầy với nghề giáo.