Soạn bài Hoạt động ngữ văn Thi làm thơ năm chữ
I - Chuẩn bị ở nhà
1. Đọc ba đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi (SGk - trang 103)
Câu hỏi :
a) Các em đã được học về thể thơ bốn chữ ở Bài 24. Từ các đoạn thơ trên, hãy rút ra các đặc điểm của thơ năm chữ (khổ thơ, vần, cách ngắt nhịp,...)
b) Ngoài các đoạn thơ trên, em còn biết bài thơ, đoạn thơ năm chữ nào khác không ? Hãy chép các bài thơ, đoạn thơ đó ra và nhận xét về đặc điểm của chúng.
2. Dựa vào những hiểu biết về thơ năm chữ
a) Hãy mô phỏng (bắt chước) tập làm một đoạn thơ năm chữ theo vần và nhịp đoạn thơ sau :
Mặt trời càng lên tỏ
Bông lúa chín thêm vàng
Sương treo đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh
Bay vút tận trời xanh
Chiền chiện cao tiến hót.
(Trần Hữu Thung)
b) Hãy làm một bài thơ hoặc một đoạn thơ năm chữ theo nội dung và vần, nhịp tự chọn để dự thi trên lớp.
II - Thi làm thơ năm chữ (làm tại lớp)
1. Nhắc lại đặc điểm của thể thơ năm chữ (khổ, vần, nhịp) đã chuẩn bị ở nhà.
2. Trao đổi theo nhóm (tổ) về các bài thơ năm chữ làm ở nhà để xác định bài sẽ giới thiệu trước lớp của nhóm (tổ).
3. Mỗi nhóm (tổ) cử đại diện đọc và bình bài thơ của nhóm (tổ) mình trước lớp.
4. Cả lớp tham gia cùng thầy, cô giáo nhận xét, đánh giá và xếp loại.
I - Chuẩn bị ở nhà
1. Đọc ba đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi (SGk - trang 103)
Câu hỏi :
a) Thơ năm chữ :
- Là thể thơ mỗi dòng năm chữ, còn gọi là ngũ ngôn.
- Có nhịp 3/1/2 hoặc 2/3.
- Vần thơ thay đổi không nhất thiết là vẫn liền tiếp.
- Số câu cũng không hạn định.
- Bài thơ thường chia khổ, mỗi khổ thường bốn câu, nhưng cũng có khi hai câu hoặc không chia khổ.
b) Ngoài các đoạn thơ trên, em còn biết bài thơ, đoạn thơ năm chữ nào khác không ? Hãy chép các bài thơ, đoạn thơ đó ra và nhận xét về đặc điểm của chúng.
Trả lời :
a) Nếu chia khổ thì khổ thơ thường 4 câu, mỗi câu năm chữ, nhịp 3/2 hoặc 2/3. Vần thay đổi (vần cách, liên tiếp, vần ôm).
b) Đoạn thơ năm chữ khác : Tiếng thu - Lưu Trọng Lư
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức ?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ ?
2. Dựa vào những hiểu biết về thơ năm chữ
a) Hãy mô phỏng (bắt chước) tập làm một đoạn thơ năm chữ theo vần và nhịp đoạn thơ sau :
Mặt trời càng lên tỏ
Bông lúa chín thêm vàng
Sương treo đầu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh
Bay vút tận trời xanh
Chiền chiện cao tiến hót.
(Trần Hữu Thung)
b) Hãy làm một bài thơ hoặc một đoạn thơ năm chữ theo nội dung và vần, nhịp tự chọn để dự thi trên lớp.
Có thể tham khảo 2 đoạn thơ sau :
a) "Trăng ơi... Từ đâu đến ?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà"
- Ngắt nhịp 2/3
- Vần giãn cách : xa - nhà
b) “Tao đi học về nhà
Là mày chạy xồ ra
Đầu tiên mày rối rít
Cái đuôi mừng ngoáy tít
Rồi mày lắc cái đầu
Khịt khịt mũi rung râu
Rồi mày nhín chân sau
Chân trước chồm mày bắt.”
- Đoạn thơ trên không chia khổ
- Ngắt nhịp 3/2
- Vần liên tiếp – vần chân.
II - Thi làm thơ năm chữ (làm tại lớp)
1. Nhắc lại đặc điểm của thể thơ năm chữ (khổ, vần, nhịp) đã chuẩn bị ở nhà.
2. Trao đổi theo nhóm (tổ) về các bài thơ năm chữ làm ở nhà để xác định bài sẽ giới thiệu trước lớp của nhóm (tổ).
3. Mỗi nhóm (tổ) cử đại diện đọc và bình bài thơ của nhóm (tổ) mình trước lớp.
4. Cả lớp tham gia cùng thầy, cô giáo nhận xét, đánh giá và xếp loại.