Soạn bài Cây tre Việt Nam
1. Nêu đại ý của bài văn.
Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn.
2. Để làm rõ ý “ Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam ”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. Em hãy:
a) Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre đối với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày.
b) Nêu gái trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre đối với con người.
3. Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa ?
4. Bài văn miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì ? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam ?
A. Bố cục
- Đoạn 1 : Từ đầu đến Tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre : Cây tre là bạn thân của người nông dân và nhân dân Việt Nam.
- Đoạn 2 : Còn lại : Vị trí của cây tre trong tương lại khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa. Tre là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam.
I. Đọc - Hiểu văn bản
Câu 1 : Nêu đại ý của bài văn.
Tìm bố cục của bài và nêu ý chính của mỗi đoạn.
- Đại ý của bài Cây tre Việt Nam nói lên sự gắn bó thân thiết, lâu đời của cây tre và con người Việt Nam trong đời sống, sản xuất, chiến đấu. Cây tre có những đức tính quý báu như con người Việt Nam : nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre sẽ đồng hành với người Việt Nam đi tới tương lai.
- Bố cục của bài này có thể chia làm 2 đoạn :
+ Đoạn 1 : Từ đầu đến Tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre : Cây tre là bạn thân của người nông dân và nhân dân Việt Nam.
+ Đoạn 2 : Còn lại : Vị trí của cây tre trong tương lại khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa. Tre là biểu tượng cho dân tộc Việt Nam.
Câu 2: Để làm rõ ý “ Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam ”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể. Em hãy:
a) Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre đối với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày.
b) Nêu gái trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre đối với con người.
Trả lời :
a) - Sự gắn bó của tre và người :
+ Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.
+ Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm.
+ Tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hằng ngày.
* Giang chẻ lạt mềm...
* Tre là que chuyền đánh chắt đem tới niềm vui cho trẻ thơ.
* Chiếc điếu cày tre cho tuổi già khoan khoái.
Tre chung thủy từ khi lọt lòng trong nôi tre đến lúc mất trên giường tre.
b) Tre kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta.
* Gậy tầm vông
* Chông tre
* Tre chống sắt thép (xe tăng, đại bác)
- Hình ảnh tre được nhân hóa : tre như có tình cảm - âu yếu làng bản, xóm thôn, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp ; tre với mình, sống có nhau, chết có nhau, chung thủy ; tre xung phong vào xe tăng, đại bác ; tre hi sinh để bảo vệ con người..
Cây tre là một người bạn, với tất cả những đặc tính người. Nhờ nhân hóa mà cây tre hiện ra thật sống động trong đời sống, trong sản xuất và chiến đấu. Cây tre trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tưởng của người Việt Nam.
Câu 3 : Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa ?
Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kì công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre nứa. Tuy vậy, nứa tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa thân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng.
Câu 4 : Bài văn miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì ? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam ?
- Ca dao : Ví cầu cầu ván đóng đinh/ Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi.