Viết bài làm văn số 2 Nghị luận xã hội

Đề 1: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

Đề 2: Hiện nay, nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyệt vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Anh chị hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.

Đề 3: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”


 
Lời giải:
Đề 1: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông
 
Bài làm
Mở bài:
- Nêu thực trạng về tai nạn giao thông
 
Thân bài:
Luận điểm 1: Tai nạn giao thông đang là quốc nạn, ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
- Những vụ tai nạn lớn nhỏ hàng năm vẫn diễn ra, gây thiệt hại về người và của và không có dấu hiệu thuyên giảm, gây ảnh hưởng tiêu cực đối với cá nhân, gia đình và xã hội
- Ý thức của những người tham gia giao thông xuống cấp trầm trọng. Một vài công trình xây dựng chưa được hoàn thiện theo chỉ tiêu, gây cản trở giao thông, ùn tắc, tai nạn.
- Xử lí nghi phạm chưa nghiêm mình, còn có các hành vi tiêu cực.
- Phần nhiều cũng bởi thiên tai: mưa, bão....
Luận điểm 2: Học sinh, sinh viên, nhất là thế hệ trẻ chúng ta, cần đóng góp tiếng nói, làm giảm thiểu tai nạn giao thông.
- Không tham gia tụ tập, ẩu đả, thực hiện hành vi tham gia giao thông nguy hiểm
- Tích cực tuyên truyền, giảng dạy trong nhà trường về luật an toàn giao thông, yêu cầu độ tuổi thích hợp, tham gia giao thông với phương tiện thích hợp
Kết bài: Nhìn chung, khi mỗi người có ý thức, thì tai nạn giao thông sẽ được giảm thiểu, xã hội tố đẹp văn minh hơn.
 
Đề 2: Hiện nay, nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyệt vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Anh chị hãy bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng đó.
 
Bài làm
 
Mở bài: 
- Tình thương trong xã hội là khởi nguồn của hạnh phúc
- Khẳng định những cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương là khởi nguồn của hạnh phúc.
Thân bài:
Luận điểm 1: Những mái ấm tình thương, chính là phép cứu cánh của các em nhỏ cơ nhỡ, lang thang, có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời là ngọn lửa ấm lòng, truyền cảm hứng cho các em tiếp tục, cống hiến cho xã hội.
- Việc mở các cơ sở, những trường học, nhà dân nuôi dậy trẻ chính là một trong những hình thức gián tiếp kêu gọi các quỹ tài trợ là điểm đón nhận trực tiếp những trường hợp quyên góp, tài trợ.
- Đó là nơi tin tưởng, là mái ấm yêu thương, là nơi giúp đỡ những em bé có hoàn cảnh khó khăn.
Ví dụ: Mái ấm tình thương chùa Bình An ( ở 4395/1 Nguyễn Cửu Phủ, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TPHCM); làng trẻ SOS; trường mái ấm Bà Chiểu,...
Một số biện pháp nhân rộng hiện tượng:
- Chính quyền can thiệp, kiểm soát, tích cực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mở quỹ, ủng hộ đóng góp cho những người lang thang, trẻ em thậm chí cả người già neo đơn.
- Cần tực hiện chương trình kêu gọi nhưgnx mạnh thường quân đóng góp, ủng hộ, tham gia từ cơ sở các cấp, đến ban ngành cao hơn
- Thực hiện gameshow, talkshow, chương trình truyền hình, nhằm giúp đỡ qua quỹ của chương trình
- Liên kết với một số tổ chức phi chính phủ hiện tại
Kết bài: Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của việc mở những trung tâm, nơi cho trẻ em cơ nhỡ.
 
Đề 3: Hãy trình bày quan điểm của mình trước cuộc vận động “nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”
 
Bài làm
 
Mở bài:
- Giới thiệu về cuộc vận động và ý nghĩa của cuộc vận động
Thân bài:
Luận điểm 1: thực trạng về những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục và tác hại.
Thực trạng:
- Bệnh thành tích ở các trường điểm dẫn đến học lệch học tủ, tiêu cực trong thi cử điển hình kì thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sóc Sơn,....
Tác hại:
- Bệnh thành tích gây ra việc ghen ghét đố kị, ảnh hưởng xấu đến đạo đức con người
+ Tạo ra sự bất công trong xã hội, khiến những người có năng lực thực sự mất đi cơ hội của mình
+ Gây nên hệ luỵ lâu dài cho tương lại thế hệ sau này, khi đào tào ra những cử nhân không đảm bảo được trình độ cũng như năng lực -> Chảy máu chất xám
Nguyên nhân:
- Phần nhiều do các phụ huynh đặt quá nhiều kỳ vọng và áp lực cho con em tạo nên tâm lý phải hơn thua.
- Chương trình học còn nặng về kiến thức sách vở chưa chú trọng đến những kĩ năng mềm ứng xử và đạo đức xã hội.
- Các em chưa được định hướng tương lai nghề nghiệp rõ ràng để phát triển bản thân.
Luận điểm 2: Khẳng định cuộc vận động “ nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” vô cùng cần thiết
+ Xử lí nghiêm minh các trường hợp gian lận và tiêu cực trong thi cử
+ Các trường học cần phải chú trọng thêm về các kỹ năng mềm, ứng xử và đạo đức xã hội.
+ Phụ huynh không nên đặt nặng áp lực học hành, mà nên gần gũi để phát hiện những điểm mạnh điểm yếu của con từ đó phát triển theo hướng mà con mình mong muốn.
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa quan trọng của cuộc vận động đối với học sinh, nhà trường, và xã hội.